Quận Hai Bà Trưng: nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức phổ biến giáo dục pháp luật
KInhtedothi-Nỗ lực thực hiện đồng bộ công tác tư pháp, thời gian qua Quận Hai Bà Trưng luôn bám sát yêu cầu của TP Hà Nội cũng như Sở Tư pháp để triển khai tốt các chương trình, kế hoạch liên quan công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đạt kết quả cao.
Đa dạng nội dung, đối tượng tuyên truyền
Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng Trần Trung Kiên cho hay, ngay từ đầu năm 2024, UBND quận đã ban hành các văn bản chỉ đạo Phòng Tư pháp và các đơn vị trong quận phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Nổi bật, quận đẩy mạnh ứng dụng ZaloOA chỉ đạo công việc giữa lãnh đạo các phòng chuyên môn và lãnh đạo 18 phường để kịp thời nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin. Chuyên mục “Tuyên truyền phổ biến giáp dục pháp luật” trên Cổng TTĐT quận và Trang TTĐT các phường được cập nhật thường xuyên; triển khai các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, kết nối tới Sở Tư pháp TP Hà Nội.
Trong năm, UBND quận đã phát hành hơn 249.000 tờ gấp tuyên truyền “Những điểm mới của Luật căn cước”; tài liệu “Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo”; tài liệu “Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID”…

Quận Hai Bà Trưng tổ chức phổ biến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 và pháp luật về phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập
Đáng chú ý, các đơn vị thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận và UBND 18 phường đã tổ chức hơn 500 hội nghị tuyên truyền luật, tổ chức tập huấn cho hơn 40.000 lượt người về những nội dung đa dạng: các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua năm 2024; Luật Căn cước, Luật Thuế và chính sách thuế mới, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Quản lý thuế, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tiếp công dân, Luật Cải cách hành chính, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, chính sách mới về BHXH-BHYT, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật…
Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền kiến thức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho 350 người; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001:2015 tới lãnh đạo, công chức làm công tác ISO của 12 phòng chuyên môn và UBND 18 phường; phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội tổ chức tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm cho 100 chủ hộ kinh doanh trái cây trên địa bàn…
Quận đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho tổng cộng hơn 4.800 cán bộ, chiến sĩ công an và người dân trên địa bàn, nhất là đối tượng học sinh - sinh viên (HS-SV) được tuyên truyền về nhiều nội dung: phòng chống tác hại của ma túy, phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, phòng chống tội phạm tín dụng đen, Luật Giao thông đường bộ, cổng trường an toàn…
Cùng đó, UBND quận chỉ đạo các nhà trường phát huy hiệu quả những hoạt động ngoại khóa, xây dựng chuyên trang “Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” và mở chuyên mục “Thông tin giáo dục pháp luật” trên Cổng TTĐT của Phòng GD&ĐT quận; chỉ đạo Phòng hướng dẫn các trường tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam…
Củng cố, phát triển những mô hình hay
Chú trọng củng cố, phát triển 2 mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ và pháp luật”, “Nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật”, năm qua, Hội LHPN quận đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt cho hàng trăm hội viên tham dự với nội dung phong phú: cách phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng, tuyên truyền về 10 điểm mới của Luật Căn cước công dân, Luật Đất đai sửa đổi… UBND quận cũng chỉ đạo Hội LHPN quận thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và nắm bắt tình hình tại các tổ dân phố về phòng chống mua bán người, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại phụ nữ và trẻ em; duy trì hoạt động của các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

Đáng chú ý, mô hình “Chi hội phụ nữ văn minh” được duy trì và nâng cao chất lượng, với mỗi phường duy trì 9 chi hội, các phường có nhiều chi hội xây dựng thêm 1 chi hội. Vận động các gia đình hội viên thực hiện cưới, tang văn minh, toàn quận phấn đấu trong các gia đình hội viên của chi hội đăng ký thực hiện không có gia đình nào vi phạm quy ước, tăng số đám cưới theo nếp sống mới và số đám tang thực hiện hỏa táng.
Bên cạnh đó, tại phường Đồng Tâm duy trì tốt mô hình “Câu lạc bộ chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em” với 10 hội viên nòng cốt. Tại 5 phường Vĩnh Tuy, Thanh Lương, Minh Khai, Đồng Tâm, Phố Huế còn duy trì và đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ giúp việc gia đình với 165 thành viên. Phường Bạch Đằng thành lập 4 nhóm phụ nữ nòng cốt lao động di cư, tổ chức tuyên truyền pháp luật và chính sách về BHXH, BHYT tự nguyện, tư vấn giám sát ký kết hợp đồng lao động theo quy định pháp luật…
Ngoài ra, triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên Cựu chiến binh trên địa bàn Thủ đô” của UBND TP giai đoạn 2023-2025, quận đã tổ chức 268 hội nghị tại Hội CCB quận, các hội cơ sở và chi hội CCB để tuyên truyền phổ biến các Luật.
Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm
Với quan điểm Luật Thủ đô 2024 là đạo luật quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô, UBND quận Hai Bà Trưng luôn quan tâm và coi nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật là nhiệm vụ trọng tâm.
Nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của UBND TP cũng như của Sở Tư pháp, UBND quận trong công tác này, từ đầu năm đến nay, các hoạt động thông tin, tuyên truyền được các đơn vị trên địa bàn quận thực hiện chủ động, thường xuyên, linh hoạt với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, thiết thực, có trọng tâm trọng điểm. Đồng thời, gắn việc tuyên truyền phổ biến với tập huấn chuyên đề các chính sách được cụ thể hoá trong Luật Thủ đô đã ban hành; chú trọng huy động vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền quận và tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

Trong quý I, các đơn vị đã thực hiện tuyên truyền về nội dung, tầm quan trọng, cơ chế, chính sách, quy định trong Luật Thủ đô gắn với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung; các chính sách theo lĩnh vực quy định trong Luật Thủ đô; nội dung quy định tại 17 nghị quyết của HĐND TP triển khai thi hành Luật Thủ đô; dự thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ tại các đơn vị thuộc quận và đến cấp phường.
Trên toàn quận, các đơn vị đã tổ chức 46 hội nghị tuyên tuyền Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật của Chính phủ, TP Hà Nội với hơn 2.500 lượt người tham dự là cán bộ, công chức các phòng chuyên môn: Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Đội quản lý thị trường; Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị; Công an quận; đại diện lãnh đạo, công chức Tư pháp-Hộ tịch, Văn hóa-Thông tin, Địa chính-Đô thị; Ban chỉ huy và chiến sỹ công an UBND 15 phường.
UBND các phường cũng tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô, tập huấn các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô tới các đối tượng phù hợp như: công chức Văn hóa-Xã hội, Tư pháp-Hộ tịch, Địa chính-Xây dựng-Đô thị và Môi trường; Đảng ủy, UBND, UB MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng tổ dân phố…
Các đơn vị đã đăng 318 tin bài tuyên truyền trên Cổng TTĐT của quận và Trang TTĐT của các phường, cơ quan, đơn vị, địa phương. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình, các đơn vị cũng thường xuyên tuyên truyền trên phần mềm ứng dụng, internet, iHaNoi, mạng xã hội... Phường Nguyễn Du còn xây dựng 1 kênh youtube để tuyên truyền, phường Lê Đại Hành tổ chức cổ động tuyên truyền về Luật Thủ đô qua băng rôn đoàn diễu hành 15 xe máy do đoàn thanh niên và 1 ô tô của công an phường thực hiện.
Cùng đó, toàn quận tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở 369 lượt; trên hệ thống thông tin tại tổ dân phố; qua hình thành nhóm zalo, facebook, cộng đồng tự quản tại cụm, khu dân cư, ngõ, tổ dân phố...
Trích dẫn
Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho HS-SV, trong năm 2024, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại của ma túy cho 1.000 HS, giáo viên, công nhân viên trường THPT Trần Nhân Tông và Đại học Xây dựng Hà Nội; tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao cho 1.000 HS, giáo viên, công nhân viên trường THPT Tạ Quang Bửu, Đoàn Kết-Hai Bà Trưng; tuyên truyền đầu khóa cho SV năm nhất các trường đại học trên địa bàn về tình hình an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tín dụng đen.
Bên cạnh đó, đã tổ chức tuyên truyền Luật ATGT đường bộ và cấp phát mũ bảo hiểm cho 2.800 HS, SV, cán bộ, giáo viên của 7 trường TH, THCS; tuyên truyền “Cổng trường an toàn” tại các trường học trên địa bàn; mời Đoàn Luật sư TP làm báo cáo viên truyền thông phòng chống bạo lực học đường cho 308 HS khối lớp 7 trường THCS Tô Hoàng. Quận cũng đã phát hành sổ tay pháp luật “Món quà tri thức cho cuộc sống tươi đẹp” tới HS khối lớp 3, lớp 7 và thư viện các trường cấp 1, 2 trên địa bàn, với tổng số 11.077 cuốn…
Quý I/2025, quận tiếp tục triển khai Kế hoạch 216/KH-UBND ngày 13/10/2022 của UBND quận Hai Bà Trưng về đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên, gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tới hơn 1.900 HS các trường THCS Lê Ngọc Hân, THCS Vĩnh Tuy, THCS Hà Huy Tập.

Phiên giao dịch việc làm quận Hai Bà Trưng: kết nối cung - cầu lao động
Kinhtedothi-Lãnh đạo quận Hai Bà Trưng khẳng định, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025 là một giải pháp quan trọng trong kết nối cung - cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp, DN tìm được nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển...

Luật Thủ đô 2024: tạo cơ chế vượt trội xử lý các xung đột pháp luật
Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 có rất nhiều cơ chế, chính sách vượt trội, tạo điều kiện để Thủ đô Hà Nội phát triển trong kỷ nguyên mới, đặc biệt, với quy định ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô tại Điều 4, nhằm tạo thêm cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho Hà Nội phát triển.

Quận Hai Bà Trưng chuyển đổi số mạnh mẽ trên cả 3 trụ cột
Kinhtedothi-Thực hiện xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, quận Hai Bà Trưng luôn dành sự quan tâm kịp thời đối với công tác chuyển đổi số và đã đạt những kết quả tích cực, toàn diện trên cả 3 trụ cột.