Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chứng kiến Lễ trao Bản ghi nhớ giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất |
Các chỉ số thống kê của Tổng Cục Thống kê và Tổng Cục Hải quan cho thấy, Nhật Bản không những là nước có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, mà còn là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của các dự án còn hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2019 lớn thứ 2, chiếm 16,3% tổng số (sau Hàn Quốc với hơn 68 tỷ USD, chiếm 18,7%). Điều quan trọng là kỹ thuật - công nghệ của FDI Nhật Bản thuộc loại cao, có loại là công nghệ nguồn, giá cả thiết bị lại tương đối rẻ so với các nước dự án đến từ Âu, Mỹ. Số vốn bình quân 1 dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 13,5 triệu USD, cao hơn mức bình quân chung (11,7 triệu USD); cao hơn nhiều nước (như Hàn Quốc có lượng vốn lớn nhất, nhưng bình quân chỉ đạt 8 triệu USD). Tính từ đầu năm đến 20/9/2020, lượng vốn FDI đăng ký cấp mới và đăng ký điều chỉnh đạt 818,1 triệu USD.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 có quy mô lớn, đứng thứ 3 với trên 23,3 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau Mỹ trên 61,3 tỷ USD, chiếm 23,2%; Trung Quốc gần 41,5 tỷ USD, chiếm gần 15,7%). Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có nhiều, trong đó có 23 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD gồm: Dệt may 3,985 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,585 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1,94 tỷ USD; thủy sản 1,459 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,304 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1,033 tỷ USD). Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2019 đạt 19,54 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc (75,5 tỷ USD, chiếm 32,1% tổng số), Hàn Quốc (trên 47 tỷ USD, chiếm 20,1%). Những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có nhiều, trong đó có 24 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản trên 14,6 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2019 Việt Nam ở vị thế xuất siêu (793,4 triệu USD), nhưng 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, do xuất khẩu giảm, còn nhập khẩu tăng, nên Việt Nam ở vị thế nhập siêu (623,9 triệu USD). Cần chú ý, Việt Nam và Nhật Bản cùng nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP); năm đầu Việt Nam xuất siêu, năm sau nhập siêu ngược lại.Khách Nhật Bản đến Việt Nam năm 2019 đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ, chiếm 5,3% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (sau Trung Quốc, Hàn Quốc). Đáng lưu ý, số chi tiêu bình quân 1 ngày khách đến từ Nhật Bản theo cuộc điều tra cách đây 2 năm đạt 132,6 USD/ngày/người, cao thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ (sau Thái Lan 148,3 USD, Singapore 135,6 USD, cao hơn nhiều so với mức chi tiêu bình quân của cả nước là 96 USD). Trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam chỉ đạt 203.000 lượt người, giảm tới 71,5% so với cùng kỳ, chủ yếu do dịch Covid-19. Tuy nhiên, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam vẫn đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga); tốc độ giảm cũng thấp hơn của Trung Quốc (giảm 76,2%), của Hàn Quốc (giảm 73,6%),…Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc kiểm soát dịch Covid-19, bước đầu mở lại việc đón khách quốc tế đến Việt Nam. Trong khi Nhật Bản cũng là một trong các nước có số người nhiễm và số người bị chết do dịch Covid-19 thuộc loại ít, nhất là so với dân số Nhật Bản. Việt Nam là nước đầu tiên được Thủ tướng mới của Nhật Bản đến thăm là tín hiệu khả quan để các quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch giữa Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nhật Bản kết thúc chuyến thăm chính thức Việt NamNgày 20/10, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18/10. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Suga Yoshihide đã chứng kiến lễ trao đổi 12 văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương và DN hai nước với tổng trị giá khoảng gần 4 tỷ USD. (Nam Trung) |