Quan hệ pháp luật Dân sự

Luật sư Đặng Bá Kỹ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế&Đô thị đã chọn và xới lên một đề tài mà xã hội quan tâm. Với góc độ luật, tôi cho rằng bản chất của việc Nhân dân quyên góp tiền bạc, tài sản để giúp bà con vùng lũ, đó chính là việc: Tặng cho tài sản (Tiền, hiện vật như nhu yếu phẩm).

Đây là một loại giao dịch dân sự phổ biến - một quan hệ pháp luật dân sự đơn thuần. Trong giao dịch này, có sự xuất hiện của 3 loại chủ thể:

Thứ nhất: Những Người quyên góp tiền bạc, vật chất khác - được gọi là bên tặng cho tài sản!

Thứ hai: Bà con nhận cứu trợ tiền bạc, nhu yếu phẩm - được gọi là bên nhận tặng cho tài sản.

Thứ ba: Nhóm những Người kêu gọi và trực tiếp đi tới vùng lũ như ca sỹ Thủy Tiên hay những người khác - được gọi là bên trung gian nhận vận chuyển và giao tài sản.
Nó đơn giản như việc ông A muốn tặng cho bà B một chiếc xe máy, nhưng thay vì trực tiếp trao cho nhau, thì ở đây ông A nhờ Thủy Tiên chuyển giúp.

Như vậy, trong vụ việc này, quan hệ pháp luật được hình thành giữa các bên là quan hệ pháp luật Dân sự - và giao dịch dân sự giữa Các bên là giao dịch tặng cho tài sản! Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng". Trong khi đó việc kêu gọi ủng hộ và từ thiện của Thủy Tiên, cũng như những hội nhóm thiện nguyện khác, không bị quy định nào của Luật cấm, nên không có gì là trái luật, và đương nhiên không trái đạo đức xã hội. Không những vậy, việc tặng cho tài sản là hợp pháp.

Tuy nhiên, có một số "Chuyên gia pháp lý", đã viện dẫn vài quy định pháp lý, cụ thể là Nghị định 64 năm 2008 "Nghị định Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo" của Chính phủ; và đã căn cứ vào việc Nghị định này, chỉ cho phép một số Tổ chức nhất định, được phép kêu gọi ủng hộ giúp khắc phục thiên tai.

Bộ luật Dân sự quy định rõ: "Không vi phạm điều cấm của Luật" - tức phải là Văn bản do Quốc hội ban hành, mới có giá trị cấm. Hay nói cách khác, không thể viện dẫn bất kỳ quy định nào của Nghị định 64, để nói rằng Nghị định này cấm, nên không được làm. Vì Bộ luật Dân sự do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định của Chính phủ.

Do vậy, việc kêu gọi bà con, ủng hộ đồng bào vùng lũ của Thủy Tiên hay bất kỳ ai khác, là một hành động hợp pháp, đầy tính đạo đức và rất nhân văn, thể hiện tình cảm tương thân tương ai của Nhân dân ta. Giả định rằng, nếu có ai đó lợi dụng việc kêu gọi từ thiện, để rồi sau đó trục lợi cá nhân, thì đây là một câu chuyện khác, một vấn đề khác, không phải là điều chúng ta đang bàn đến! Cho nên, cần phải tách bạch và phân biệt đúng bản chất pháp lý của các vấn đề khác xa nhau. Và dù nhìn từ góc độ nào, tư duy pháp lý hay triết học đạo đức, thì việc từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn, luôn luôn là giá trị nhân ái cốt lõi của nhân loại!

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ xử lý quyết liệt hơn đồng bộ cả ba biện pháp, đó là biện pháp pháp lý, kinh tế và kỹ thuật. Thứ nhất, về mặt pháp lý, dù là chúng ta đã có bước tiến lớn nhưng thể chế, để quản lý những nền tảng xuyên biên giới cần tiếp tục kiện toàn và tăng cường hơn nữa, đặc biệt là các chế tài về xử lý vi phạm mang tính răn đe cao hơn. Thứ hai về biện pháp kinh tế, chúng ta cũng cần có sự sự ủng hộ vào cuộc của các nhà mạng, các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tuân thủ quy định của pháp luật. Thứ ba, về biện pháp kỹ thuật, bên cạnh việc triển khai các biện pháp từ phía các cơ quan nhà nước, Bộ sẽ đặt trách nhiệm của các nhà mạng khi cung cấp dịch vụ cho người dân thì phải có những công cụ kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần