Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hoàn Kiếm: Khai hội đền Bạch Mã năm 2024

Kinhtedothi - Sáng 21/3 (tức 12 tháng Hai âm lịch), quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội trang trọng tổ chức khai hội đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm), mang đậm tính tín ngưỡng dân gian của Kinh thành Thăng Long.
Đại biểu dâng hương tại Lễ khai hội đền Bạch Mã năm 2024.

Tại lễ khai hội, bà Trần Thị Nga - Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm cho biết, đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông thành Thăng Long, thờ thần Long Đỗ, người đã có công giúp Vua Lý Thái Tổ xây thành Đại La.

Đền được xây dựng từ năm 865 đời nhà Đường. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên đều bị đổ. Vua cho người đến đền Bạch Mã cầu khấn thần Long Đỗ thì thấy ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi một vòng từ Đông sang Tây, đi đến đâu để lại dấu chân đến đó, rồi trở lại đền và biến mất.

Vua sai người lần theo vết chân ngựa trắng lập đồ án xây thành, quả nhiên thành được xây xong và đứng vững. Thần Long Đỗ có công giúp Vua xây thành, Vua bèn cho sửa lại đền thờ và phong thần Long Đỗ là “Quốc đô Thăng Long thành hoàng đại vương”. Đền là một trong tứ trấn Kinh thành Thăng Long xưa.

Múa Lân khai hội đền Bạch Mã năm 2024.

Lễ hội đền Bạch Mã gắn liền với lễ tiến Xuân Ngưu (lễ hội dâng trâu mùa Xuân) của đất Thăng Long. Nghi lễ này có ý nghĩa là tống tiễn mùa Đông và đón nhận mùa Xuân. Nhưng trong thực tế sản xuất thì con trâu còn là "đầu cơ nghiệp", là sức kéo cơ bản trong nông nghiệp nên rước trâu còn có ý nghĩa khuyến nông. Như vậy, lễ tiến Xuân Ngưu vào ngày lập xuân là một phong tục vừa có tính nghi thức cung đình lại vừa có tính tín ngưỡng dân gian của Kinh thành Thăng Long.

Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt 12 cho 5 di tích trên cả nước, trong đó có Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn, gồm đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình) và đền Kim Liên (quận Đống Đa), TP Hà Nội.

Đội tế nam khai hội đền Bạch Mã năm 2024.

Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm nhấn mạnh, đây là hoạt động văn hoá trọng tâm của quận Hoàn Kiếm, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tấm lòng thành kính với công đức của cha ông và tôn thờ thần Long Đỗ.

Từ sáng sớm, đội rước kiệu khởi hành từ đền Mã Mây đi qua các tuyến phố lớn để về đền Bạch Mã. Đi đầu là đội múa rồng, sư tử; tiếp đến là đội cờ, trống chiêng, sinh tiền, đánh bồng, bát âm; đội kiệu lễ vật và đội kiệu bát cống đền Bạch Mã với đầy đủ tàn, tán, lọng; đội tế nam quan; dâng hương nữ...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Gióng huyện Gia Lâm - “Viên ngọc” ngày càng tỏa sáng

Lễ hội Gióng huyện Gia Lâm - “Viên ngọc” ngày càng tỏa sáng

04 May, 10:54 PM

Kinhtedothi-15 năm sau khi được UNESCO ghi danh hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010 – 2025), Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương huyện Gia Lâm đã luôn cam kết bảo vệ và phát huy truyền thống quý giá của hội Gióng. Điều đó đã khiến Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - ông Jonathan Baker vô cùng cảm kích và đánh giá cao, đồng thời bày tỏ sự tri ân tới cộng đồng đã gìn giữ lễ hội từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ năm này qua năm khác, làm cho những giá trị cao cả về tinh thần đoàn kết và ước vọng hòa bình mãi mãi trường tồn.

Huyện Phú Xuyên sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công cuối tuyến dự án đường trục phía Nam TP

Huyện Phú Xuyên sắp cưỡng chế thu hồi đất thi công cuối tuyến dự án đường trục phía Nam TP

04 May, 08:59 AM

Kinhtedothi - Với những trường hợp không phối hợp bàn giao mặt bằng đoạn tuyến cuối cùng của Dự án đường trục phát triển phía Nam TP, ngày 15/5/2025, UBND huyện Phú Xuyên sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của 9 hộ gia đình nằm trên địa bàn thôn Cầu Giẽ, xã Châu Can theo quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ