Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hoàn Kiếm lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Kinhtedothi - Sáng 20/5, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai việc lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại hội nghị

Quán triệt, triển khai một số văn bản lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết, Trưởng phòng Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Hoàn Kiếm Ngô Hồng Thủy cho biết, sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và định hướng chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của đất nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ngày 5/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ngay sau đó, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thành lập đã xây dựng dự thảo Nghị quyết.

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 2 điều: Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

Bà Ngô Hồng Thuỷ thông đánh giá, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết là một bước quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được coi là đạo luật gốc - là nền tảng pháp lý của cả hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch; góp phần xây dựng cơ sở hiến định cho việc thực hiện chủ trương về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Trưởng phòng Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Hoàn Kiếm Ngô Hồng Thủy thông tin về Dự thảo Nghị quyết

Về hình thức tổ chức lấy ý kiến, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.

Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn KIếm Võ Hoàng Long góp ý tại hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đánh giá, sau buổi sáng làm việc nghiêm túc, hiệu quả, các đại biểu đã được nghe phổ biến, quán triệt, triển khai một số văn bản của Trung ương, Thành phố và quận về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cùng ý kiến của 4 đơn vị đóng góp trực tiếp tại hội trường.

Đến nay, trên toàn quận đã tổ chức đa dạng nhiều hình thức triển khai lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết. UBND 18/18 phường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị sau hội nghị này, các phòng, ban, ngành, đơn vị, UBND 18 phường tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị; các kế hoạch của UBND Thành phố và quận và các tài liệu, hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đảm bảo dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

Các phòng ban, ngành thuộc quận triển khai tới đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo 100% tham gia ý kiến qua các hình thức: góp ý trực tiếp trên ứng dụng Vneid, góp ý trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, góp ý kiến bằng văn bản gửi về UBND quận (qua phòng Tư pháp) theo tiến độ trước ngày 22/5/2025.

UBND quận giao giao Phòng Tư pháp - Cơ quan thường trực tiếp thu ý kiến góp ý bằng văn bản của các đơn vị tại hội nghị, những ý kiến góp ý tại báo cáo của các đơn vị gửi, ý kiến góp ý bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi về UBND quận để tổng hợp báo cáo góp ý chung của UBND quận gửi UBND Thành phố, Sở Tư pháp Hà Nội. 

Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Thường Tín quan tâm, chăm lo cho người có công

Huyện Thường Tín quan tâm, chăm lo cho người có công

12 Jun, 04:56 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/6, lãnh đạo huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tới thăm hỏi, động viên và tri ân các gia đình người có công trên địa bàn. Nhiều năm qua, Thường Tín triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, phúc lợi và ưu đãi nhằm bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn cho người có công và gia đình người có công.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ