Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hoàn Kiếm: Triển khai tiêm vaccine Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại

Kinhtedothi - UBND quận Hoàn Kiếm vừa ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm 2021-2022.

Theo đó, UBND quận Hoàn Kiếm đặt mục tiêu trên 95% người từ trên 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng Covid-19 và 95% người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V sẽ được tiêm 01 liều bổ sung vaccine phòng Covid-19.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn và Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền Lê Phương Hoàng Yến kiểm tra tiêm tại điểm trường THPT Trần Phú

Trên 95% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc bổ sung sẽ được tiêm 01 liều nhắc lại vaccine phòng Covid-19.

Cùng với đó, việc tiêm chủng đảm bảo an toàn tiêm; an toàn phòng chống dịch, không lây lan dịch bệnh khi tổ chức buổi tiêm chủng....

Thời gian tiêm Quý IV/2021 - quý II/2022. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội.

Đối tượng triển khai: Người từ trên 18 tuổi, đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản, tuy nhiên với từng liều tiêm có những yêu cầu cụ thể sau:

Đối với liều bổ sung: Đảm bảo khoảng cách sau liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng, ưu tiên bao phủ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản. Gồm các nhóm đối tượng:

Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng, người có các bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch tình trạng vừa và nặng,...

Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

Đối với liều nhắc lại đã hoặc chưa tiêm liều bổ sung với khoảng cách liều sau cùng ít nhất 3 tháng; ưu tiên trước cho người có bệnh nền; Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế (được quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày); Người 50 tuổi trở lên; Người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế...

Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động theo Phương án số 170/PA-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Địa điểm triển khai: Tiêm tại các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học, nhà văn hóa,...và các điểm lưu động khác. Linh hoạt trong xây dựng phương án tiêm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tiêm tại Trạm Y tế hoặc cơ sở y tế có đủ điều kiện tiêm chủng (bao gồm các bệnh viện bộ, ngành, chuyên khoa, trong và ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Y tế có điều trị bệnh nhân suy giảm miễn dịch vừa và nặng, bệnh nhân điều trị dài ngày,...)

Tiêm tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu phản vệ với những đối tượng có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào theo hướng dẫn tại Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ