Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phấn đấu 70% người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được quản lý, điều trị

Kinhtedothi - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản năm 2025 nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ở các tuyến y tế.

Theo đó, ngành y tế phấn đấu khoảng 70% người bệnh đang được quản lý tại các đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản được tuyên truyền về nguyên nhân của bệnh. 50% các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, người hút thuốc lá…) được biết các khuyến cáo phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Người dân được khám sàng lọc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Hà Nội.

Trong năm 2025, ngành y tế tiếp tục xây dựng 3 phòng quản lý đạt chuẩn mới tại 3 BV đa khoa huyện; hoạt động phát hiện, tư vấn, điều trị, quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản lồng ghép mạng lưới quản lý bệnh không lây nhiễm, kết hợp bác sĩ y học gia đình.

Ngoài ra, ngành y tế duy trì hoạt động 6 câu lạc bộ phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính tại 5 BV: Phổi Hà Nội, Xanh Pôn, Đống Đa, Hà Đông, Đức Giang, Thanh Nhàn; phát triển thêm 2 câu lạc bộ mới tại 2 BV.

Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã chỉ đạo TTYT, phòng y tế tổ chức các hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạnh tính và hen phế quản trên địa bàn.

Việt Nam có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ

Việt Nam có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ