Quy định chưa đầy đủ
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cả nước có 652 tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng được các tỉnh, TP cấp mã số với 834 giống trong Danh mục giống cây trồng nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, lượng giống lúa sản xuất trong nước đã đáp ứng được trên 80%, nhưng giống ngô mới đáp ứng được 40%, còn lại phải nhập từ nước ngoài. Hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối giống cây trồng được hình thành rộng khắp trên cả nước, song công tác quản lý vẫn còn những bất cập nhất định.Sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Ảnh: Quang Thiện |
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt, phần lớn các công ty, đơn vị sản xuất giống đều có bộ phận kiểm tra chất lượng, tuy nhiên năng lực về thiết bị kiểm nghiệm còn thiếu. Điều đáng nói là hành lang pháp lý để quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng còn rất nhiều bất cập. Cụ thể, quy định về quy trình khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và lập danh mục giống hiện nay còn quá dài, đối với nhóm cây trồng ngắn ngày mất khoảng 3,5 - 4 năm, nhóm cây dài ngày trên 10 năm. Điều này gây mất nhiều thời gian và chi phí để công nhận và đưa vào danh mục giống cây trồng. Hơn nữa, các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và văn bản hướng dẫn hiện nay chủ yếu công nhận giống cây trồng theo tiêu chí năng suất. Đối với các tiêu chí về chất lượng, chống chịu sâu bệnh thì chưa có tiêu chí cụ thể.
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng giống cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm do hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đến nay vẫn chưa được xây dựng đầy đủ và ban hành kịp thời. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành không phản ánh đầy đủ các quy định và yêu cầu kỹ thuật về chất lượng giống. Điều này dẫn tới tình trạng giống giả, giống kém chất lượng vẫn được sản xuất, lưu thông và sử dụng gây thiệt hại cho người nông dân.Sớm hoàn thiện cơ chếTrồng trọt là lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp, bởi trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của toàn ngành thì có 7 mặt hàng từ trồng trọt là lúa, cà phê, điều, rau quả, cao su, sắn và hồ tiêu. Hiện nay, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương đang quyết liệt triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và một trong những yếu tố quan trọng được xác định là khâu giống. Để có nguồn giống cây trồng tốt phục vụ tái cơ cấu ngành, trước hết phải hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, cần phải rà soát, ban hành, điều chỉnh đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước, nhất là xây dựng Luật Giống cây trồng. Đồng thời ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn và tăng cường công tác thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Cùng với đó, tiếp tục dành ngân sách, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại để khuyến khích, hỗ trợ DN, HTX… tham gia nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cây trồng. “Cần tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống” – ông Sơn chia sẻ.Nhiều chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, Việt Nam cần phải giảm gánh nặng cho DN khi đăng ký giống cây trồng mới cũng như thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, GS.TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp băn khoăn, khuyến khích tư nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống là tốt nhưng sẽ có nhiều giống được công bố và khi đó sẽ giải quyết bài toán quản lý như thế nào? Hay theo ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình, cơ chế chứng nhận giống tự nguyện như ở một số nước cũng đáng học hỏi nhưng phải chỉ rõ ở thị trường nào thì phù hợp. Mặc dù vậy, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong quản lý Nhà nước về giống cây trồng, do đó, cần chọn lọc, thống nhất các quy định để tạo điều kiện cho ngành giống phát triển.Việc xây dựng hành lang pháp lý vững chắc để tạo điều kiện cho việc phát triển và cung cấp ra thị trường các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt có vai trò hết sức quan trọng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng |