Quản lý hóa chất hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại trong doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Hà Ánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy Thỏa thuận Hợp tác Công – Tư hỗ trợ phát triển bễn vững ngành dệt may và dệt nhuộm Việt Nam về quản lý hóa chất. Ngày 13/9, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước và không thải hóa học chất độc hại ra môi trường trong ngành dệt nhuộm”, do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp cùng tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH tổ chức.

Quản lý hóa chất hướng tới giảm phát thải hóa chất độc hại trong doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam - Ảnh 1
  Toàn cảnh Hội thảo truyền thông.

Tham dự hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT); ông Huỳnh Tiến Dũng – Giám đốc Quốc gia IDH Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến thương mại Bền vững IDH; bà Phan Quỳnh Chi – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam; bà Nguyễn Thị Phương Mai – Phó Viện trưởng Viện khoa học Môi trường – Tổng cục Môi trường…; cùng với các chuyên gia và rất nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may tham dự.

Tại Việt Nam ngành dệt may là một trong các ngành sử dụng lực lượng lao động lớn, tạo ra kim ngạch xuất khẩu rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, ngành dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, thậm chí có thêm cả chất thải rắn.

Ông Nguyễn Việt Dũng- Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phát biểu tại Hội thảo.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, Bộ TN&MT đã phối hợp Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tổ chức quốc tế thươg mại bền vững, chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu, xây dựng một bộ tài liệu hướng dẫn dệt may bền vững ở Việt Nam. Đây là hoạt động lần đầu tiên của Bộ TN&MT có sự tham gia của doanh nghiệp, của Hiệp hội dệt may, cộng đồng truyền thông, cũng như sự đóng góp của chính các doanh nghiệp... là một trong những yếu tố để chúng ta ban hành được văn bản hướng dẫn này.

“Hi vọng rằng với sự hợp tác như vậy thì việc hướng dẫn về dệt may bền vững có chỗ đứng trong thực tiễn. Trong thời gian sắp tới mong rằng các doanh nghiệp cũng sẽ ủng hộ thực hiện hướng dẫn này, vì nó vừa mang lại lợi ích kinh doanh cho doangh nghiệp vừa đem lại lợi ích bảo vệ môi trường” - ông Dũng chia sẻ thêm.

 Bà Phan Quỳnh Chi - Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về vấn đề phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.

Hội thảo cũng đã tập trung vào những vấn đề về phát triển bền vững ngành dệt may, những quy định mới về môi trường trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới áp dụng cho ngành dệt may Việt Nam, các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với ngành dệt may theo Nghị định số 40/2019/NDD-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

Hội thảo cũng chia sẻ, bàn bạc về các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn và quản lý hóa chất độc hại trong ngành dệt may, đồng thời tạo nên sự kết nối giữa cá doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước và không thải hóa chất độc hại ra môi trường, lợi ích của việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu, hóa chất để tiết kiệm chi phí tài chính và bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và Bà Hoàng Ngọc Ánh - Phó quyền thư ký Hội dệt may Việt Nam đã trao bản cam kết áp dụng tài liệu.

Trước vấn đề ô nhiễm như hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cần phải thay đổi để phát triển một cách bền vững. Các chương trình hoạt động cần được đưa ra cụ thể như: Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách quy định rõ ràng, minh bạch về tiêu chí công nghệ đầu tư đối với ngành dệt may; Giải pháp tiết giảm chất thải, tiết kiệm năng lương, tài nguyên thiên nhiên… là giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp giảm áp lực về năng lượng, phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách xác định hóa chất nguy hiểm… Phát triển các sản phẩm và hóa chất an toàn hơn.

BOX: Ở Việt Nam, lượng hóa chất các loại sử dụng trong các doanh nghiệp dệt nhuộm khoảng từ 500 – 2.000 kg/tấn sản phẩm, trong đó có cả hóa chất dạng vô cơ và hữu cơ là axit, kiềm, dung môi và các loại muối khác.