Thursday, 09:37 12/04/2018
Quản lý nhà chung cư thế nào để không cháy nổ - Bài 2: Phòng cháy hơn chữa cháy
Kinhtedothi – Phòng cháy hơn chữa cháy đó là những khuyến cáo của cơ quan PC&CC đối với mọi người, mọi nhà. Đối với nhà chung cư cao tầng, khi để xảy ra cháy công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn và người dân sẽ bị thiệt hại nặng cả về vật chất, tinh thần và có thể là cả tính mạng. Do đó việc đề phòng cháy nổ là rất cần thiết.
Cảnh giác với các nguồn xảy ra cháy nổTheo thống kê của cơ quan PCCC, nguy cơ cháy nổ cao thường tập trung vào: Nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng, kho hàng nhà xưởng, cửa hàng dầu khí hóa lỏng, quán caraoke…
Điện là một trong những nguồn tạo ra nguy cơ cháy nổ cao. Tủ điện tại tòa nhà Sông Đà Hà Đông. |
Làm sao để hạn chế dẫn đến cháyTheo Phòng cảnh sát PC&CC số 9 Hà Đông: Đối với cơ quan PC&CC thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những vi phạm để cảnh báo, khuyến cáo, kiến nghị các chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý vận hành nhà chung cư những tồn tại, hạn chế gây mất an toàn về PCCC để kịp thời khắc phục, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC và kiên quyết xử lý hành chính đối với những trường hợp vi phạm.
Siêu thị Mediamart đã nhiều lần bị xử lý hành chính nhưng vẫn để vừa hàng hóa, xe, máy chạy phát điện ngay trước tòa nhà chung cư. Vừa chặn toàn bộ mặt trước lối vào của xe PCCC. Kho chứa hàng tại tầng 1 có nguy cơ cháy nổ cao. |
Toàn bộ cửa buồng thang bộ tại tòa nhà BMM đang để hàng hóa kinh doanh đều là chất liệu dễ cháy như ghế, đệm mút, đồ gỗ. Tòa nhà này cũng chưa nghiệm thu PCCC và đưa vào sử dụng. Nếu cháy ở đây dân sẽ không thể thoát nạn. |