Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quan tâm hơn đến quyền lợi người dân

Kinhtedothi - Trong những năm qua, phát triển chung cư và khu đô thị mới luôn được TP Hà Nội quan tâm, đầu tư. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan tới việc thực hiện nhiều thủ tục hành chính về quản lý và bảo trì chung cư cũng như các văn bản pháp lý vẫn chưa thể đi vào cuộc sống.
Thiệt đơn, thiệt kép

Theo quy định của pháp luật, khi chung cư đưa vào sử dụng, chậm nhất là sau 12 tháng, chủ đầu tư phải thành lập Ban quản trị tòa nhà. Theo đó, đơn vị tạm thời quản lý chung cư cùng với các hộ dân sinh sống sẽ bầu ra Ban quản trị, và đơn vị quản lý Nhà nước cấp quận, huyện ra quyết định công nhận. Điều đó đồng nghĩa đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và ra quyết định là UBND các quận, huyện. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tại nhiều quận, huyện, các cấp lãnh đạo chưa thực sự chủ động và sâu sát. Thậm chí còn hạn chế quyền của Ban quản trị như: Chưa chỉ đạo lập chi bộ, tổ dân phố trước khi lập ban quản trị; Khi thành lập thì không có trong quyết định mở tài khoản gây vướng mắc trong bàn giao 2% quỹ bảo trì cho ban quản trị... 

 
Một góc Khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính. Ảnh: Internet.
Một góc Khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, những thiết chế văn hóa và cơ sở cần thiết phục vụ dân còn bị buông lỏng. Điển hình như tại khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính (thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), hiện không có trường học, không có trạm y tế, không có chợ dân sinh, không có nơi sinh hoạt cộng đồng... Một khu chung cư được coi là "cao cấp" bậc nhất Thủ đô như Trung Hòa - Nhân Chính, có tới 8 nhà cao 17 và 18 tầng nhưng trong nhiều nhiều năm người dân vẫn phải sinh hoạt tổ dân phố ở ngoài hành lang. Mãi đến cuối năm 2011 mới "xin" được trên 100m2 làm nơi hội họp chung. Ngay khu này dù rất đông dân nhưng cũng không có trường học công lập từ mẫu giáo trở lên.

Cần sớm bảo trì nhà chung cư

Theo các văn bản hiện nay, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng nhà chung cư tối đa 5 năm/lần. Sau đó việc "bảo trì" sẽ do người dân sống tại chung cư thực hiện và các đơn vị quản lý Nhà nước phải chỉ đạo thực hiện. Đối với những chung cư và khu đô thị mới xây dựng về sau thì chủ đầu tư thu 2% giá trị căn hộ để lập quỹ bảo trì nhà chung cư và sẽ bàn giao cho Ban quản trị quản lý phục vụ cho việc bảo trì. Tuy nhiên đến nay, chưa thấy đơn vị quản lý nhà chung cư nào thực hiện công tác này. 

Có thể thấy, đã đến lúc các cấp có thẩm quyền lắng nghe nguyện vọng chính đáng của dân để tìm hướng giải quyết giúp người dân tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo chung cư bền vững, xây dựng tốt đời sống văn hóa cho tương xứng. Theo đó, các cấp chính quyền cần tìm cách bố trí, thu xếp bổ sung thêm cho dân có nơi sinh hoạt cộng đồng cần thiết. Quan tâm tới việc xây dựng các trường học công lập từ cấp mẫu giáo trở lên, cũng như hệ thống chợ - siêu thị, trạm y tế... nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo cư dân nhà chung cư, khu đô thị... 

Các cấp chính quyền địa phương cần sớm kiện toàn tổ chức Ban quản trị với quyền hạn trách nhiệm đầy đủ theo quy định. Cụ thể, nơi nào chưa bàn giao quỹ bảo trì 2% đã thu cần thực hiện ngay để có kế hoạch lần lượt bảo trì cho chung cư bền vững. Nơi nào chưa thu 2% quỹ bảo trì thì cần có hướng dẫn cụ chi tiết cách thức thu theo tiến độ xác định phục vụ cho các định kỳ bảo trì dần các hạng mục cần thiết phù hợp với từng nhà chung cư. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người dân trong việc đóng góp đầy đủ các khoản thu theo quy định sẽ là yếu tố cần thiết, góp phần phát triển bền vững các chung cư và khu đô thị mới hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

15 Jul, 02:41 PM

Kinhtedothi – Dù đã được các lực lượng chức năng “chỉ mặt đặt tên”, lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu cắt điện… nhưng hàng loạt công ty, nhà xưởng tại khu Lò Gạch, thôn Phú Hạ, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũ (nay là xã Kim Anh) vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc trong dư luận.

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

15 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sáng 15/7, phường Hà Đông đã tổ chức lễ ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự ATGT, TTCC, TTĐT và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2025 với các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị.

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

14 Jul, 08:36 PM

Kinhtedothi - Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đang đặt ra nhiều yêu cầu mới trong quản lý công trình xây dựng và đảm bảo an toàn cháy nổ. Những sửa đổi lần này được đánh giá là toàn diện, với trọng tâm là phân quyền mạnh cho địa phương, bổ sung công tác cứu nạn, siết trách nhiệm tổ chức, cá nhân và tinh giản thủ tục hành chính.

Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

13 Jul, 11:52 AM

Kinhtedothi – Ngày 13/7, Chi nhánh Ba Đình, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), đã có văn bản gửi Sở NN&MT, Công an TP Hà Nội, UBND, Công an các phường Giảng Võ, Ngọc Hà đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp xe chở vật liệu xây dựng, đất… gây mất vệ sinh môi trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ