Quảng Bình: Bánh tráng Tân An "cháy hàng" dịp Tết

Bùi Đức
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những ngày cận Tết, nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất bánh tráng làng Tân An (Quảng Bình) lại tất bật để kịp thời cung ứng ra thị trường. Dịp này, sức mua tăng, người dân phải làm công suất nhưng vẫn “cháy hàng”.

Làng Tân An, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch), nằm bên bờ sông Gianh là làng nghề chuyên sản xuất bánh tráng tại Quảng Bình. Theo người dân nơi đây, làng nghề sản xuất bánh này đã có hơn 100 năm, trải qua bao thế hệ và trở thành nghề truyền thống tại địa phương. Thương hiệu bánh tráng làng Tân An đã được phổ biến rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Một số cơ sở sản xuất bánh tráng đã mang thương hiệu OCOP, được bày bán khắp các chợ, siêu thị và quán ăn.
Làng Tân An, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch), nằm bên bờ sông Gianh là làng nghề chuyên sản xuất bánh tráng tại Quảng Bình. Theo người dân nơi đây, làng nghề sản xuất bánh này đã có hơn 100 năm, trải qua bao thế hệ và trở thành nghề truyền thống tại địa phương. Thương hiệu bánh tráng làng Tân An đã được phổ biến rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Một số cơ sở sản xuất bánh tráng đã mang thương hiệu OCOP, được bày bán khắp các chợ, siêu thị và quán ăn.
Bánh tráng Tân An có 2 loại, loại bánh tráng truyền thống và bánh ram. Nguyên liệu để làm bánh truyền thống gồm bột gạo pha trộn bột sắn và các loại gia vị. Bánh tráng có màu trắng, điểm thêm lấm chấm những hạt mè đen, mè vàng. Bánh ram được làm từ bột gạo pha lẫn bột bắp, bánh có màu vàng cam.
Bánh tráng Tân An có 2 loại, loại bánh tráng truyền thống và bánh ram. Nguyên liệu để làm bánh truyền thống gồm bột gạo pha trộn bột sắn và các loại gia vị. Bánh tráng có màu trắng, điểm thêm lấm chấm những hạt mè đen, mè vàng. Bánh ram được làm từ bột gạo pha lẫn bột bắp, bánh có màu vàng cam.
Để sản xuất ra những mẻ bánh chất lượng tốt, thơm ngon và không dễ vỡ khi vận chuyển đòi hỏi người thợ phải kỹ lưỡng trong từng công đoạn sản xuất. Gạo để sản xuất bánh phải là loại gạo ngon, thơm, không quá khô, được xay nhuyễn thành bột nước sau đó trộn lẫn với bột sắn để tạo nên độ dẻo dai của bánh.
Để sản xuất ra những mẻ bánh chất lượng tốt, thơm ngon và không dễ vỡ khi vận chuyển đòi hỏi người thợ phải kỹ lưỡng trong từng công đoạn sản xuất. Gạo để sản xuất bánh phải là loại gạo ngon, thơm, không quá khô, được xay nhuyễn thành bột nước sau đó trộn lẫn với bột sắn để tạo nên độ dẻo dai của bánh.
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh, người thợ bước vào công đoạn tráng bánh. Bột được đổ và dàn đều lên mặt vải căng trên nồi hơi để bánh chín bằng hơi nước. Khi bánh chuyển sang màu đục thì người thợ dùng ống tre nhấc ra, trải đều lên phên rồi đem đi phơi. Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ bếp củi truyền thống sang dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng quy mô, sản lượng sản xuất.
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh, người thợ bước vào công đoạn tráng bánh. Bột được đổ và dàn đều lên mặt vải căng trên nồi hơi để bánh chín bằng hơi nước. Khi bánh chuyển sang màu đục thì người thợ dùng ống tre nhấc ra, trải đều lên phên rồi đem đi phơi. Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã chuyển từ bếp củi truyền thống sang dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng quy mô, sản lượng sản xuất.
Tiếp theo, người thợ bắt đầu đưa bánh đi phơi, nếu nắng to, mỗi mẻ bánh chỉ cần phơi khoảng chừng 2 - 3 tiếng là đạt yêu cầu. Bánh thành phẩm là bánh có màu trong, cầm trên tay thấy mịn và không bị lồi lõm. Sau khi phơi khô, bánh được lấy ra khỏi phên, đóng gói và mang đi tiêu thụ. Chứng kiến từng công đoạn sản xuất mới thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ và sự kỳ công của nghề sản xuất bánh tráng làng Tân An.
Tiếp theo, người thợ bắt đầu đưa bánh đi phơi, nếu nắng to, mỗi mẻ bánh chỉ cần phơi khoảng chừng 2 - 3 tiếng là đạt yêu cầu. Bánh thành phẩm là bánh có màu trong, cầm trên tay thấy mịn và không bị lồi lõm. Sau khi phơi khô, bánh được lấy ra khỏi phên, đóng gói và mang đi tiêu thụ. Chứng kiến từng công đoạn sản xuất mới thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ và sự kỳ công của nghề sản xuất bánh tráng làng Tân An.
Bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, các cơ sở sản xuất bánh tráng làng Tân An lại tất bật sản xuất để kịp thời cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán. Hiện tại, làng có hơn 260 hộ sản xuất, mỗi năm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo nguyên liệu. Bánh làm quanh năm nhưng vụ Tết là được kỳ vọng nhất, sức mua tăng, sản lượng tiêu thụ gấp đôi, gấp ba ngày thường. Tại một số cơ sở trong làng đang rơi vào tình trạng “cháy hàng” Tết, lượng hàng sản xuất ra không đủ để cung ứng cho người tiêu dùng.
Bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, các cơ sở sản xuất bánh tráng làng Tân An lại tất bật sản xuất để kịp thời cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán. Hiện tại, làng có hơn 260 hộ sản xuất, mỗi năm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo nguyên liệu. Bánh làm quanh năm nhưng vụ Tết là được kỳ vọng nhất, sức mua tăng, sản lượng tiêu thụ gấp đôi, gấp ba ngày thường. Tại một số cơ sở trong làng đang rơi vào tình trạng “cháy hàng” Tết, lượng hàng sản xuất ra không đủ để cung ứng cho người tiêu dùng.
Bà Phan Thị Cẩm Tú (làng Tân An) hiện tại có hơn 10 lao động đang làm việc hết công suất. Dịp Tết, khối lượng công việc nhiều, cơ sở tạo thêm công việc, thu nhập cho người lao động, mang lại cái Tết ấm no hơn. Được biết, bánh tráng của gia đình bà đã được công nhận thương hiệu OCOP. “Thường ngày, chúng tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để bắt đầu làm việc, mỗi ngày cơ sở sản xuất được 3 mẻ bánh với khoảng từ 6.000 - 7.000 chiếc bánh. Giá thành mỗi bánh rơi vào từ 2.000 - 3.000 đồng. Chúng tôi làm quần quật suốt ngày nhưng vẫn không đủ để giao cho thương lái đến thu mua” - bà Tú chia sẻ.
Bà Phan Thị Cẩm Tú (làng Tân An) hiện tại có hơn 10 lao động đang làm việc hết công suất. Dịp Tết, khối lượng công việc nhiều, cơ sở tạo thêm công việc, thu nhập cho người lao động, mang lại cái Tết ấm no hơn. Được biết, bánh tráng của gia đình bà đã được công nhận thương hiệu OCOP. “Thường ngày, chúng tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để bắt đầu làm việc, mỗi ngày cơ sở sản xuất được 3 mẻ bánh với khoảng từ 6.000 - 7.000 chiếc bánh. Giá thành mỗi bánh rơi vào từ 2.000 - 3.000 đồng. Chúng tôi làm quần quật suốt ngày nhưng vẫn không đủ để giao cho thương lái đến thu mua” - bà Tú chia sẻ.
Hộ sản xuất của bà Nguyễn Thị Hà (sản xuất thủ công) cũng luôn trong tình trạng “cháy hàng” Tết. Mỗi ngày bà phải làm việc từ sáng sớm, sản xuất ra từ 600 - 700 chiếc bánh nhưng cũng chỉ đủ hàng bán cho khách quen.
Hộ sản xuất của bà Nguyễn Thị Hà (sản xuất thủ công) cũng luôn trong tình trạng “cháy hàng” Tết. Mỗi ngày bà phải làm việc từ sáng sớm, sản xuất ra từ 600 - 700 chiếc bánh nhưng cũng chỉ đủ hàng bán cho khách quen.
Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh Ngô Thanh Bình cho biết, những năm gần đây, nhiều hộ làm bánh tráng đã nắm bắt được thị trường từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.
Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh Ngô Thanh Bình cho biết, những năm gần đây, nhiều hộ làm bánh tráng đã nắm bắt được thị trường từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.
Những ngày cuối năm, khắp đường làng, ngõ xóm tại Tân An đều được tận dụng để phơi bánh, nghề làm bánh tráng đã tạo nên nguồn thu nhập bền vững, nuôi sống bao thế hệ con người và hơn hết người làng Tân An vẫn “giữ lửa” nghề truyền thống của cha ông, hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Những ngày cuối năm, khắp đường làng, ngõ xóm tại Tân An đều được tận dụng để phơi bánh, nghề làm bánh tráng đã tạo nên nguồn thu nhập bền vững, nuôi sống bao thế hệ con người và hơn hết người làng Tân An vẫn “giữ lửa” nghề truyền thống của cha ông, hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần