Quảng Bình: “Dậy sóng” sông Kiến Giang, mừng ngày Tết Độc lập

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 2/9, trên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng ngày Tết Độc lập.

Hằng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, trên dòng sông Kiến Giang lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống chào mừng Tết Độc lập.
Hằng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, trên dòng sông Kiến Giang lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống chào mừng Tết Độc lập.
Từ mờ sáng, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về hai bên bờ sông Kiến Giang để hòa mình vào không khí sôi nổi, náo nhiệt của lễ hội.
Từ mờ sáng, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về hai bên bờ sông Kiến Giang để hòa mình vào không khí sôi nổi, náo nhiệt của lễ hội.
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên, nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như thu hút du khách thập phương đến với Quảng Bình.
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên, nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như thu hút du khách thập phương đến với Quảng Bình.
Theo các bậc cao niên ở huyện Lệ Thuỷ, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ xa xưa và đã được truyền lại đến ngày nay. Ban đầu, lễ hội được tổ chức như một nghi thức để cầu cho mùa màng bội thu, thóc gạo đầy bồ, mưa thuận gió hòa, chế ngự thiên nhiên… Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, bà con Nhân dân huyện Lệ Thủy lại nô nức tổ chức lễ hội mừng Tết Độc lập.
Theo các bậc cao niên ở huyện Lệ Thuỷ, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ xa xưa và đã được truyền lại đến ngày nay. Ban đầu, lễ hội được tổ chức như một nghi thức để cầu cho mùa màng bội thu, thóc gạo đầy bồ, mưa thuận gió hòa, chế ngự thiên nhiên… Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, bà con Nhân dân huyện Lệ Thủy lại nô nức tổ chức lễ hội mừng Tết Độc lập.
Ngày nay, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Cũng như là điểm nhấn văn hoá nổi bật, quy tụ những người con xa xứ và du khách thập phương.
Ngày nay, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Cũng như là điểm nhấn văn hoá nổi bật, quy tụ những người con xa xứ và du khách thập phương.
Từ đầu tháng 8 dương lịch, vùng đất Lệ Thuỷ lại trở nên náo nhiệt. Các đội có khoảng nửa tháng để tập luyện, sau đó sẽ là các cuộc đua xã, đua chia bảng và cuối cùng là cuộc đua diễn ra đúng dịp Quốc khánh 2/9.
Từ đầu tháng 8 dương lịch, vùng đất Lệ Thuỷ lại trở nên náo nhiệt. Các đội có khoảng nửa tháng để tập luyện, sau đó sẽ là các cuộc đua xã, đua chia bảng và cuối cùng là cuộc đua diễn ra đúng dịp Quốc khánh 2/9.
Tham gia lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm nay có 10 thuyền đua nữ và 24 thuyền bơi nam với gần 1.300 vận động viên tham gia. Quãng đường tranh đua thường trên dưới 24 km dành cho thuyền đua của nam, và 18 km dành cho thuyền bơi của nữ.
Tham gia lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang năm nay có 10 thuyền đua nữ và 24 thuyền bơi nam với gần 1.300 vận động viên tham gia. Quãng đường tranh đua thường trên dưới 24 km dành cho thuyền đua của nam, và 18 km dành cho thuyền bơi của nữ.
Với người dân Lệ Thủy, dù bận công việc hay tha hương nhưng rồi ai cũng thu xếp để về quây quần, sum họp bên gia đình cùng tham gia lễ hội. “Dù ai đi tây về đông/Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà/Về nhà xem hội quê ta/Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”, người Lệ Thủy luôn tự hào rằng, đây là nơi ăn Tết Độc lập lớn nhất cả nước.
Với người dân Lệ Thủy, dù bận công việc hay tha hương nhưng rồi ai cũng thu xếp để về quây quần, sum họp bên gia đình cùng tham gia lễ hội. “Dù ai đi tây về đông/Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà/Về nhà xem hội quê ta/Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”, người Lệ Thủy luôn tự hào rằng, đây là nơi ăn Tết Độc lập lớn nhất cả nước.
Sau cuộc đua tranh quyết liệt và sôi nổi, giải nhất nam bảng A thuộc về đò bơi xã Tân Thủy, nhì thôn An Xá (Lộc Thủy), ba xã Phú Thủy. Giải nhất nam bảng B thuộc về thôn Tiền Thiệp (xã Xuân Thủy), nhì Lộc An (An Thủy), ba Phan Xá (Xuân Thủy). Giải bơi của nữ, giải nhất thuộc về đội bơi thôn An Xá (Lộc Thủy), nhì Phú Thọ (An Thủy), ba thôn Đại Phong (Phong Thủy).
Sau cuộc đua tranh quyết liệt và sôi nổi, giải nhất nam bảng A thuộc về đò bơi xã Tân Thủy, nhì thôn An Xá (Lộc Thủy), ba xã Phú Thủy. Giải nhất nam bảng B thuộc về thôn Tiền Thiệp (xã Xuân Thủy), nhì Lộc An (An Thủy), ba Phan Xá (Xuân Thủy). Giải bơi của nữ, giải nhất thuộc về đội bơi thôn An Xá (Lộc Thủy), nhì Phú Thọ (An Thủy), ba thôn Đại Phong (Phong Thủy).
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ Đặng Đại Tình cho biết, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang không những bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ Đặng Đại Tình cho biết, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang không những bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.