Quảng Bình: Gom nhặt “lộc trời” từ biển cả

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngụp lặn bên chiếc thuyền thúng giữa biển trời mênh mông, ngư dân vùng bãi ngang tại Quảng Bình đang rộn ràng vào mùa hái rong mơ, tận dụng thứ “lộc trời” để mưu sinh.

Cứ vào khoảng tháng 4 - 8 âm lịch hàng năm, ngư dân các xã bãi ngang Quảng Đông, Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rộn ràng vào mùa khai thác rong mơ. Rong năm nay được mùa, được giá, nên người dân rất hồ hởi ra biển thu hoạch.
Cứ vào khoảng tháng 4 - 8 âm lịch hàng năm, ngư dân các xã bãi ngang Quảng Đông, Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rộn ràng vào mùa khai thác rong mơ. Rong năm nay được mùa, được giá, nên người dân rất hồ hởi ra biển thu hoạch.
Rong mơ là loài rau xanh của biển, độc, lạ, có giá trị dinh dưỡng cao nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhờ rong mơ mà ngư dân các xã vùng bãi ngang Quảng Bình có thêm thu nhập khá để trang trải cuộc sống.
Rong mơ là loài rau xanh của biển, độc, lạ, có giá trị dinh dưỡng cao nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhờ rong mơ mà ngư dân các xã vùng bãi ngang Quảng Bình có thêm thu nhập khá để trang trải cuộc sống.
Từ sáng sớm, hàng chục thuyền thúng, ghe cùng ngư dân lên đường ra biển khai thác rong mơ. Mỗi chuyến đi thường có từ 2 - 3 người để thay phiên nhau lặn vớt rong và đưa rong lên thuyền. Ngư dân thường di chuyển cách bờ khoảng chừng 500 - 800 mét mới đến vùng khai thác.
Từ sáng sớm, hàng chục thuyền thúng, ghe cùng ngư dân lên đường ra biển khai thác rong mơ. Mỗi chuyến đi thường có từ 2 - 3 người để thay phiên nhau lặn vớt rong và đưa rong lên thuyền. Ngư dân thường di chuyển cách bờ khoảng chừng 500 - 800 mét mới đến vùng khai thác.
Rong mơ đến mùa thân mềm, thường phát triển ở độ sâu 0,5 đến 5m, muốn hái được rong bắt buộc ngư dân phải vất vả ngụp lặn hàng giờ đồng hồ dưới nước biển, trong khí hậu nắng gắt và gió.
Rong mơ đến mùa thân mềm, thường phát triển ở độ sâu 0,5 đến 5m, muốn hái được rong bắt buộc ngư dân phải vất vả ngụp lặn hàng giờ đồng hồ dưới nước biển, trong khí hậu nắng gắt và gió.
Người đi hái rong biển phần lớn là thanh niên trai tráng hay những người đàn ông lớn tuổi, khoẻ mạnh, có nhiều kinh nghiệm ngụp lặn để tránh hiểm nguy. Còn phụ nữ, trẻ em, người già phụ phơi rong trên bãi biển khi thuyền đã khai thác đưa về bờ.
Người đi hái rong biển phần lớn là thanh niên trai tráng hay những người đàn ông lớn tuổi, khoẻ mạnh, có nhiều kinh nghiệm ngụp lặn để tránh hiểm nguy. Còn phụ nữ, trẻ em, người già phụ phơi rong trên bãi biển khi thuyền đã khai thác đưa về bờ.
Ông Lê Vinh (thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú) cho biết, so với nghề đánh bắt hải sản, thì việc khai thác rong mơ dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn. Ngư dân khai thác rong chỉ cần một chiếc thuyền thúng bơi ra khu vực gần gành đá là có thể lặn khai thác. Trung bình mỗi ngày, một ngư dân có thể khai thác được 2 - 3 tạ rong mơ tươi.
Ông Lê Vinh (thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú) cho biết, so với nghề đánh bắt hải sản, thì việc khai thác rong mơ dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn. Ngư dân khai thác rong chỉ cần một chiếc thuyền thúng bơi ra khu vực gần gành đá là có thể lặn khai thác. Trung bình mỗi ngày, một ngư dân có thể khai thác được 2 - 3 tạ rong mơ tươi.
Mỗi chuyến đi vớt rong thường mất thời gian từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Sau khi rong đầy thuyền thì các ngư dân cập bờ để phơi. Dọc theo bờ biển các xã Quảng Phú, Quảng Đông mùa này đang trở thành bãi phơi rong của bà con ngư dân. Rong mơ phải phơi khô trước khi bán nên thời tiết càng nắng gắt thì càng thuận lợi bấy nhiêu cho người dân.
Mỗi chuyến đi vớt rong thường mất thời gian từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Sau khi rong đầy thuyền thì các ngư dân cập bờ để phơi. Dọc theo bờ biển các xã Quảng Phú, Quảng Đông mùa này đang trở thành bãi phơi rong của bà con ngư dân. Rong mơ phải phơi khô trước khi bán nên thời tiết càng nắng gắt thì càng thuận lợi bấy nhiêu cho người dân.
Theo một số ngư dân, năm nay giá rong mơ được các thương lái mua trên 7.000 đồng/kg. Với giá hiện tại thì mỗi ngày ngư dân khai thác rong có thể thu về cả triệu đồng/người.
Theo một số ngư dân, năm nay giá rong mơ được các thương lái mua trên 7.000 đồng/kg. Với giá hiện tại thì mỗi ngày ngư dân khai thác rong có thể thu về cả triệu đồng/người.
Anh Lê Văn Lộc, thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú cho biết, những năm trước, người dân khai thác rong mơ ồ ạt theo kiểu tận thu nhưng những năm gần đây đã có ý thức hơn, khai thác đúng mùa và khai thác hạn chế. " Khai thác rong mơ phải đúng mùa, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cá. Tuy nhiên, nếu khai thác muộn thì rong mơ cũng sẽ tự chết và phân hủy", anh Lê Văn Lộc nói.
Anh Lê Văn Lộc, thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú cho biết, những năm trước, người dân khai thác rong mơ ồ ạt theo kiểu tận thu nhưng những năm gần đây đã có ý thức hơn, khai thác đúng mùa và khai thác hạn chế. " Khai thác rong mơ phải đúng mùa, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cá. Tuy nhiên, nếu khai thác muộn thì rong mơ cũng sẽ tự chết và phân hủy", anh Lê Văn Lộc nói.
Trao đổi với phóng viên, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ Sản Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết, tại vùng bãi ngang các xã Quảng Phú, Quảng Đông ngoài nguồn thu nhập chính từ nghề đánh bắt thuỷ hải sản, ngư dân còn có thêm nguồn thu nhập phụ khá cao từ việc khai thác rong biển.
Trao đổi với phóng viên, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ Sản Quảng Bình Lê Ngọc Linh cho biết, tại vùng bãi ngang các xã Quảng Phú, Quảng Đông ngoài nguồn thu nhập chính từ nghề đánh bắt thuỷ hải sản, ngư dân còn có thêm nguồn thu nhập phụ khá cao từ việc khai thác rong biển.
“Một số loài rong biển bị cấm khai thác vào các thời điểm trong năm, chính vì thế việc tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép  giúp cho ngư dân ven biển có được nguồn thu nhập mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại hải sản về trú ngụ, sinh sản. Để làm được điều này cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan thuỷ sản và cộng đồng dân cư để có nguồn lợi lâu dài”, ông Lê Ngọc Linh nói.
“Một số loài rong biển bị cấm khai thác vào các thời điểm trong năm, chính vì thế việc tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép  giúp cho ngư dân ven biển có được nguồn thu nhập mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại hải sản về trú ngụ, sinh sản. Để làm được điều này cần có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan thuỷ sản và cộng đồng dân cư để có nguồn lợi lâu dài”, ông Lê Ngọc Linh nói.