Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế - động lực để doanh nghiệp sáng tạo

Kinhtedothi – Việc xử lý các sai phạm kinh tế không còn mặc định là con đường dẫn tới hình sự, mà thay vào đó bằng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính… giúp DN mạnh dạn sáng tạo, đồng thời, có điều kiện khắc phục hậu quả, sửa sai và tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Xóa bỏ tâm lý “sợ sai không dám làm”

Hình sự hóa các quan hệ kinh tế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nhân, DN. Bởi điều này không chỉ làm cản trở cơ hội phát triển kinh doanh mà còn có nguy cơ đẩy chủ DN vào vòng lao lý, dẫn đến oan sai.

Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2023 cho thấy, có tới 71% DN lo ngại rủi ro pháp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nguy cơ bị xử lý hình sự khi gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc hợp đồng. Những con số này không chỉ phản ánh sự bất an, mà còn chỉ ra một lỗ hổng lớn trong môi trường pháp lý.

Nghị quyết 68 là một bước ngoặt lịch sử phát triển kinh tế tư nhân.

Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn chia sẻ, từ trước đến nay, nỗi lo hình sự hóa luôn là một trong những rào cản khiến nhiều DN e ngại khi đưa ra quyết định kinh doanh. Có những vụ án kéo dài, thiếu chứng cứ rõ ràng nhưng vẫn bị khởi tổ, khiến một số DN rơi vào vòng xoáy lo sợ, trì trệ và mất niềm tin.

Lâu nay các cấp có thẩm quyền đã nhiều lần đề cập đến tinh thần “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự”, nhưng phải đến Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) thì mới có các chính sách được nêu cụ thể: sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các DN, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Ông Đậu Anh Tuấn đánh giá, Nghị quyết 68 xuất hiện như một làn gió mới, thổi bay tâm lý sợ sai không dám làm, đặc biệt trong bối cảnh khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang được khuyến khích mạnh mẽ. Đây cũng là sự khẳng định về chuyển đổi tư duy pháp lý từ “quản lý để kiểm soát” sang “quản lý để phục vụ”, từ “trừng phạt răn đe” sang “hỗ trợ để phục hồi, phát triển”, sẽ góp phần quan trọng tạo đột phá phát triển cho môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Cũng đánh giá cao ý nghĩa của chính sách này, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam Nguyễn Quang Huân chỉ ra, những năm qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng có nhiều lần phát biểu về việc không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, nhưng thực tế DN bị xử lý hình sự vẫn rất nhiều. Việc nội dung không hình sự quan hệ kinh tế, dân sự được đưa vào Nghị quyết của Đảng khiến DN yên tâm hơn. Trong thực tế, rất nhiều DN không cố tình làm trái quy định, mà vô tình vi phạm pháp luật do văn phản pháp lý chưa rõ ràng. Đây cũng là lý do DN nước ngoài còn e ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

Tạo hành lang pháp lý công bằng và hợp lý

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, việc không hình sự hóa không có nghĩa là bỏ qua sai phạm. Ngược lại, điều này còn tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, công bằng và hợp lý, để những sai sót hành chính không bị thổi phồng thành vi phạm hình sự. Từ đó đảm bảo công lý được thực thi nhưng không làm tổn hại đến môi trường đầu tư. Chính những chính sách như vậy không chỉ giúp DN yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh, mà còn tạo ra một hệ sinh thái khuyến khích hành vi tích cực, tôn trọng pháp luật và sáng tạo.

Tinh thần mới từ Nghị quyết 68 còn thể hiện ở việc tạo điều kiện cho DN phục hồi thay vì truy cứu hình sự ngay từ đầu. Nếu DN chủ động khắc phục hậu quả, hoàn trả tài sản, sửa chữa sai phạm do vô ý hoặc nhầm lẫn, họ sẽ được xem là đối tượng được hỗ trợ phục hồi thay vì bị trừng phát. “Để tinh thần cải cách này đi vào thực tiễn, điều rất quan trọng là sự thay đổi từ trong từng cơ quan, từng cán bộ thực thi pháp luật, từ đó tạo thành một hệ sinh thái pháp lý minh bạch, công bằng và nhân văn” – ông Đậu Tuấn Anh chỉ ra.

Còn theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) Nguyễn Đức Độ, việc cho phép các DN khắc phục sai phạm thông qua các biện pháp kinh tế phù hợp, họ sẽ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro nhất định để đổi lấy cơ hội phát triển. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng một số DN lợi dụng chính sách này để trục lợi cá nhân. Nguyên tắc cơ bản là mức phạt phải đủ sức răn đe, nghĩa là phải lớn hơn nhiều so với lợi ích bất chính mà họ thu được.

Thực tế hiện nay, nhiều hình phạt kinh tế ở nước ta còn quá nhẹ hoặc mang tính cố định, chưa đủ sức răn đe cần thiết. Nếu mức phạt tương xứng với lợi ích thu được từ sai phạm, thậm chí cao hơn nhiều lần, thì việc xử lý hình sự có thể không còn là giải pháp tối ưu.

Về phía DN, ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, bản thân các DN tư nhân cũng cần chuyển mình mạnh mẽ phát triển theo hướng chiến lược dài hạn, bền vững, tránh kiểu đầu tư chộp giật, lợi dụng vào kẽ hở pháp luật.

Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát: “Chuyển hoá tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW, phải hành động nhanh, hành động đúng”

Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát: “Chuyển hoá tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW, phải hành động nhanh, hành động đúng”

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu: Nghị quyết 68 chỉ thành công nếu thực thi tốt

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu: Nghị quyết 68 chỉ thành công nếu thực thi tốt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Techcombank giành giải vàng Stevie Awards Châu Á- Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và quốc tế

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards Châu Á- Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và quốc tế

12 May, 03:41 PM

Kinhtedothi- Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức. Tại giải thưởng APAC Stevie Awards 2025 – một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới về đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, vượt qua hàng ngàn đề cử từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục “Sáng tạo tiếp thị đa kênh” (Innovation in Cross-Media Marketing) cùng hai giải Bạc cho chiến dịch phát triển thương hiệu và đội ngũ marketing xuất sắc.

Sơn La hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Sơn La hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh, phát triển bền vững

12 May, 01:11 PM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ