Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu: Nghị quyết 68 chỉ thành công nếu thực thi tốt

Kinhtedothi - Theo Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68- NQ/TW được coi là mốc kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế với một sự thay đổi về chất, giúp nâng vai trò của doanh nghiệp (DN) tư nhân để phát triển bền vững nếu được thực thi đúng và đầy đủ....

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu – Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội. Ảnh: Khắc Kiên

Kỳ vọng đột phá

Nhấn mạnh vai trò lịch sử và kỳ vọng đột phá của Nghị quyết 68 đối với kinh tế tư nhân, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đây không chỉ là một văn bản định hướng mà là “chìa khóa” mở cánh cửa thể chế, tạo bước ngoặt cho DN nhỏ và vừa phát triển bền vững.

Theo đó, để hiểu được vai trò của Nghị quyết 68, cần nhìn lại 3 cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Mốc 1988 – 1990 là giai đoạn đầu khi Nhà nước bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Song, lúc đó chỉ được phép làm những gì cơ quan quản lý cho phép, dẫn đến tình trạng “xin – cho” và hạn chế sáng tạo. Việc gia nhập thị trường rất khó khăn, mất từ 6 tháng đến vài năm để thành lập DN.

Mốc 1999 – 2000 là bước ngoặt lớn khi pháp luật cho phép DN được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Danh mục ngành nghề bị cấm và có điều kiện được ban hành rõ ràng. Thời gian đăng ký DN rút ngắn chỉ còn 15 – 30 ngày, cùng với việc bãi bỏ khoảng 150 loại giấy phép con đã tạo điều kiện cho hàng loạt DN tư nhân ra đời.

Nghị quyết số 68 được coi là Mốc kỳ vọng. Nếu được thực thi đúng và đầy đủ, Nghị quyết 68 sẽ trở thành cột mốc thứ ba với một sự thay đổi về chất – giúp nâng tầm vai trò của DN tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Trao quyền chủ động

Tinh thần cốt lõi của Nghị quyết 68 không chỉ đơn thuần là tháo gỡ những rào cản trong môi trường kinh doanh, mà quan trọng hơn là tạo ra sự thay đổi căn bản trong tư duy lập pháp và thực thi pháp luật.

Việc cởi gỡ sẽ giúp nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển. Ảnh: Khắc Kiên

Theo ông Phan Đức Hiếu, với cách tiếp cận mới, DN sẽ không còn bị "giam hãm" trong cơ chế quản lý kiểu “xin – cho”, mà từng bước được trao quyền chủ động, tự do phát triển và được bảo vệ đầy đủ về tài sản cũng như các quyền lợi hợp pháp.

"Trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của DN tư nhân; thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian, chi phí tuân thủ và điều kiện kinh doanh" - ông Phan Đức Hiếu thông tin.

Đồng thời nhấn mạnh rằng, điểm nổi bật trong tinh thần Nghị quyết số 68 khi cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, không áp dụng hồi tố đối với những quy định pháp luật gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đây là những tín hiệu tích cực, tạo dựng lòng tin cho cộng đồng DN, giúp yên tâm mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong dài hạn.

Bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế: ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho DN. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.

"Cần nhìn nhận DN như một thực thể pháp lý độc lập. Việc phân biệt rõ giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của DN của cá nhân những người quản lý trong DN là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bảo đảm DN không bị liên lụy bởi sai phạm cá nhân và có thể hoạt động ổn định trong khuôn khổ pháp luật" - ông Phan Đức Hiếu nói.

Yêu cầu khơi thông các nguồn lực then chốt cho khu vực kinh tế tư nhân cũng là một trong những trụ cột trọng yếu mà Nghị quyết số 68 đặt ra. Để DN phát triển bền vững, ông Phan Đức Hiếu chỉ ra 3 yếu tố cốt lõi cần được ưu tiên tháo gỡ.

Thứ nhất, việc tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất sẽ trở nên thuận lợi hơn khi các địa phương được giao trách nhiệm rà soát, quy hoạch và công khai minh bạch quỹ đất dành cho DN. Đây là bước đi quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu mặt bằng kinh doanh, vốn là rào cản lớn đối với DN tư nhân.

Thứ hai, nguồn vốn cho khu vực tư nhân sẽ được đa dạng hóa, không chỉ dựa vào tín dụng ngân hàng truyền thống mà còn mở rộng sang thị trường vốn, các quỹ đầu tư và các mô hình tài chính sáng tạo khác. Điều này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận vốn với chi phí hợp lý, phù hợp với các mô hình kinh doanh đa dạng.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực cũng được xác định là ưu tiên chiến lược. Việc tăng cường liên kết giữa nhà trường và DN sẽ giúp đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường và thúc đẩy năng suất trong DN.

Theo ông Phan Đức Hiếu, khi thể chế đã được cởi mở, các DN sẽ không còn mang nỗi lo bị phân biệt đối xử hay gặp khó khăn khi gia nhập thị trường. Tuy nhiên, mặt khác, DN cũng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những DN có năng lực thực sự, biết đổi mới và tận dụng cơ hội mới có thể bứt phá và trụ vững trong dài hạn.

"Mỗi DN chính là một tế bào của nền kinh tế. Khi từng tế bào khỏe mạnh, cả cơ thể sẽ phát triển vững vàng. Do đó, việc chủ động đổi mới và thích nghi của DN sẽ là yếu tố sống còn trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh" - ông Phan Đức Hiếu nói.

Song, để Nghị quyết 68 thực sự phát huy hiệu quả, cũng cần có sự đồng hành và chủ động từ phía DN. Các DN tư nhân cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phản biện chính sách, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực quản trị, vận hành và tuân thủ pháp luật.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu lưu ý: Việc thực thi mạnh mẽ sẽ quyết định sự thành công của Nghị quyết 68. Ý kiến, phát hiện của cộng đồng DN về bất cập thể chế là quan trọng. Cải cách thể chế dẫn đến áp lực cạnh tranh lớn, nguy cơ đào thải và tạo cơ hội bứt phá vươn lên của DN.

Kỷ nguyên mới gọi tên những ai dám hành động quyết liệt

Kỷ nguyên mới gọi tên những ai dám hành động quyết liệt

Tư duy quản trị kiến tạo giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Tư duy quản trị kiến tạo giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HANOISME đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

11 May, 01:57 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/5, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995 – 2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Tổng Giám đốc May 10 tiết lộ ba trụ cột để đưa thương hiệu Việt vươn xa

Tổng Giám đốc May 10 tiết lộ ba trụ cột để đưa thương hiệu Việt vươn xa

11 May, 01:56 PM

Kinhtedothi - Khát vọng xây dựng một thương hiệu quốc gia mạnh mẽ, uy tín là yếu tố then chốt để nâng cao vị thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. đòi hỏi chất lượng sản phẩm là nền tảng, sự sáng tạo là động lực, trách nhiệm xã hội là kim chỉ nam và niềm tin của khách hàng là tài sản vô giá...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ