Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Hàng chục hộ dân sống “lay lắt” giữa bãi bồi sông Gianh

Bùi Đức
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiều năm nay, tại khu vực bãi bồi sông Gianh đang tồn tại một xóm “nhà lá” với hàng chục hộ dân đang sống cảnh bất an trên chính quê hương mình.

Nằm giữa bãi bồi sông Gianh thuộc địa phận Cồn Cưỡi, xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) có một khu nhà tạm bợ, nơi cư ngụ của 17 hộ dân làm nghề chài lưới. Mặc dù có hộ khẩu tại địa phương nhưng không có đất nên “đánh liều” mượn bãi đất trống ven sông dựng nhưng căn nhà tạm để che mưa, nắng qua ngày.
Nằm giữa bãi bồi sông Gianh thuộc địa phận Cồn Cưỡi, xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) có một khu nhà tạm bợ, nơi cư ngụ của 17 hộ dân làm nghề chài lưới. Mặc dù có hộ khẩu tại địa phương nhưng không có đất nên “đánh liều” mượn bãi đất trống ven sông dựng nhưng căn nhà tạm để che mưa, nắng qua ngày.
Cư dân ở đây chủ yếu sống dựa vào việc đánh bắt cá trên sông Gianh. Trước đây, dân xóm “nhà lá” thường sống lênh đênh trên sông nước, thuyền vừa là nhà, vừa là phương tiện để mưu sinh.
Cư dân ở đây chủ yếu sống dựa vào việc đánh bắt cá trên sông Gianh. Trước đây, dân xóm “nhà lá” thường sống lênh đênh trên sông nước, thuyền vừa là nhà, vừa là phương tiện để mưu sinh.
Đa phần, cư dân trong xóm đều là cặp vợ chồng trẻ, mỗi gia đình có khoảng chừng 2 – 3 đứa con. Những đứa trẻ “nheo nhóc” sống, vui chơi trong các căn nhà tạm.
Đa phần, cư dân trong xóm đều là cặp vợ chồng trẻ, mỗi gia đình có khoảng chừng 2 – 3 đứa con. Những đứa trẻ “nheo nhóc” sống, vui chơi trong các căn nhà tạm.
Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh theo con nước nhưng những đứa trẻ đều được đi học đầy đủ. Mỗi lần cha mẹ đi chài lưới trên sông, trẻ được đưa lên gửi ở nhà họ hàng để chăm sóc, học hành.
Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh theo con nước nhưng những đứa trẻ đều được đi học đầy đủ. Mỗi lần cha mẹ đi chài lưới trên sông, trẻ được đưa lên gửi ở nhà họ hàng để chăm sóc, học hành.
Xóm có 17 hộ gia đình, với gần 30 đứa trẻ, trước đây họ sống trên thuyền  nhưng đã có nhiều gia đình mất con vì đuối nước nên rủ nhau lên bãi bồi làm nhà để ở.
Xóm có 17 hộ gia đình, với gần 30 đứa trẻ, trước đây họ sống trên thuyền  nhưng đã có nhiều gia đình mất con vì đuối nước nên rủ nhau lên bãi bồi làm nhà để ở.
Anh Nguyễn Xuân Lập (Cồn Cưỡi, xã Quảng Tiên) cho biết, dù sống trên sông nước đã quen nhưng vì có con nhỏ nên cuộc sống quá bất tiện, đầy rẫy những hiểm ngụy nên đành “mượn” tạm vùng đất bãi bồi để ở, dù sao cũng an toàn hơn trên thuyền và dễ dàng trông nom con cái.
Anh Nguyễn Xuân Lập (Cồn Cưỡi, xã Quảng Tiên) cho biết, dù sống trên sông nước đã quen nhưng vì có con nhỏ nên cuộc sống quá bất tiện, đầy rẫy những hiểm ngụy nên đành “mượn” tạm vùng đất bãi bồi để ở, dù sao cũng an toàn hơn trên thuyền và dễ dàng trông nom con cái.
Nói là nhà nhưng thực chất đây chỉ là những túp lều khoảng chừng 30 m2 được dựng lên tạm bợ bằng gỗ, quây xung quanh là bạt, lợp mái tôn, mái tranh để che mưa, nắng. Tài sản trong mỗi gia đình đáng giá nhất chỉ là chiếc xe máy, tủ lạnh, cây quạt.
Nói là nhà nhưng thực chất đây chỉ là những túp lều khoảng chừng 30 m2 được dựng lên tạm bợ bằng gỗ, quây xung quanh là bạt, lợp mái tôn, mái tranh để che mưa, nắng. Tài sản trong mỗi gia đình đáng giá nhất chỉ là chiếc xe máy, tủ lạnh, cây quạt.
Mặc dù được sống trên bờ nhưng quanh năm, người dân nơi đây vẫn “thấp thỏm” nỗi lo mỗi khi mưa lũ tràn về. Cứ vào mùa mưa, xóm “nhà lá” lại chịu cảnh vợ bế con, chồng bê tài sản chạy tránh lũ. Nước lũ rút, quay trở lại thì mọi thứ chỉ còn là bãi đất trống. 
Mặc dù được sống trên bờ nhưng quanh năm, người dân nơi đây vẫn “thấp thỏm” nỗi lo mỗi khi mưa lũ tràn về. Cứ vào mùa mưa, xóm “nhà lá” lại chịu cảnh vợ bế con, chồng bê tài sản chạy tránh lũ. Nước lũ rút, quay trở lại thì mọi thứ chỉ còn là bãi đất trống. 
Chị Nguyễn Thị Cúc (SN 1993) cho biết, vì nơi đây nằm giữa sông Gianh nên vào mỗi mùa mưa lũ, nước dâng ngập gần hết bãi bồi, cả xóm lại dắt díu nhau “chạy lũ”.“Lũ về, chúng tôi thường xin tá túc ở những gia đình có nhà cao tầng trong làng. Người dân xóm tôi luôn mong muốn có được mảnh đất để xây nhà kiên cố, chứ sống cảnh này khổ lắm”. chị Cúc nói.
Chị Nguyễn Thị Cúc (SN 1993) cho biết, vì nơi đây nằm giữa sông Gianh nên vào mỗi mùa mưa lũ, nước dâng ngập gần hết bãi bồi, cả xóm lại dắt díu nhau “chạy lũ”.“Lũ về, chúng tôi thường xin tá túc ở những gia đình có nhà cao tầng trong làng. Người dân xóm tôi luôn mong muốn có được mảnh đất để xây nhà kiên cố, chứ sống cảnh này khổ lắm”. chị Cúc nói.
Ông Hoàng Văn Ngừng - Chủ tịch UBND xã Quảng Tiên cho biết, 17 hộ dân tại bãi bồi đều là con em của địa phương, vùng đất mà các hộ dân dựng lều ở tạm là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đất này người dân địa phương vẫn đang bỏ hoang, chưa canh tác gì. “Chính quyền địa phương đã xin chủ trương và đang làm quy hoạch đất ở tại vùng đó, để tạo điều kiện cho bà con sớm có đất sinh sống ổn định” - Chủ tịch UBND xã Quảng Tiên cho hay.
Ông Hoàng Văn Ngừng - Chủ tịch UBND xã Quảng Tiên cho biết, 17 hộ dân tại bãi bồi đều là con em của địa phương, vùng đất mà các hộ dân dựng lều ở tạm là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đất này người dân địa phương vẫn đang bỏ hoang, chưa canh tác gì. “Chính quyền địa phương đã xin chủ trương và đang làm quy hoạch đất ở tại vùng đó, để tạo điều kiện cho bà con sớm có đất sinh sống ổn định” - Chủ tịch UBND xã Quảng Tiên cho hay.