Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình: Làng hương trầm tất bật vào vụ Tết

Kinhtedothi – Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, làng nghề làm hương trầm nổi tiếng thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) lại tất bật sản xuất để kịp thời cung ứng ra thị trường.
Ghé thăm làng Quyết Thắng vào những dịp này, đâu đâu cũng thoang thoảng mùi thơm dịu từ những cơ sở sản xuất hương trầm trong làng. Theo các bậc cao niên, nghề làm hương trầm nơi đây đã tồn tại qua hàng trăm năm. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, đến năm 2015 làng Quyết Thắng đã được công nhận là Làng nghề truyền thống.
Với mùi thơm đặc trưng, chất lượng tốt và giá cả phù hợp, hương trầm làng Quyết Thắng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bắt đầu từ tháng 10 Âm lịch, các cơ sở, hộ sản xuất trong làng đã chuẩn bị nguyên vật liệu, tập trung nhân lực, tăng cường công suất để phục vụ sản xuất hàng Tết. Nghề sản xuất hương trầm quanh năm, nhưng vào vụ Tết là quãng thời gian tất bật, nhộn nhịp nhất...
Để làm ra loại hương trầm chất lượng tốt, mùi thơm đặc trưng, người dân làng nghề phải tỉ mỉ trong từng công đoạn sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương trầm là tre, hương, bột trầm hương…. Trong đó, trầm hương là quan trọng nhất, quyết định nên mùi thơm đặc trưng sản phẩm của làng nghề.
Bên cạnh đó, công đoạn làm chân (chu) tre từ những cây tre non cũng không kém phần quan trọng. Sau khi lấy về, tre được ngâm trong nước khoảng 2 tháng rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chu tre. Để làm ra hương, người dân phải chuẩn bị tre, lá tre non về phơi khô, xay nhỏ rồi dùng bột sắn làm chất kết dính. Qua 2 lần lá thì lớp ngoài cùng của cây hương chính là bột trầm. Để có cây hương đẹp, thơm thì mọi công đoạn đều phải hết sức tỉ mỉ.
Bà Lê Thị Duy (70 tuổi) trú tại thôn Quyết Thắng cho biết: Toàn bộ nguyên liệu làm hương đều là tự nhiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nguyên liệu để kết dính bột hương chính là bột sắn pha nước, không độc hại như keo công nghiệp.
“Tôi bắt đầu làm hương với gia đình từ năm 12 tuổi, đến nay cũng đã hơn 50 năm trong nghề rồi. Làng hương này, già trẻ, gái trai ai cũng biết và làm được hương trầm. Ở đây cứ mỗi dịp Tết về, bà con làm hương từ đầu làng tới cuối làng..." , bà Duy chia sẻ.
Sau khi hoàn thành sản phẩm, thương lái từ các nơi sẽ đổ về thu mua tại làng. Lượng hàng không chỉ cung ứng tại địa phương mà đã có mặt trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Mỗi vụ Tết Nguyên đán, làng nghề đã cung cấp ra thị trường từ 40 - 50 vạn cây hương, trung bình mỗi gia đình có thể thu về từ 30 – 50 triệu đồng.
Theo ông Lưu Đức Huấn - Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch cho biết: Trong thôn Quyết Thắng hầu hết các hộ dân đều làm nghề hương trầm, nghề này đã có hàng trăm năm qua. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ cùng với thôn xây dựng thương hiệu cho hương trầm và có những chính sách để hỗ trợ bà con mở rộng, phát triển quy mô sản xuất.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ