Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Tưng bừng hội cướp cù, đấu vật đầu Xuân

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội cướp cù và đấu vật tại phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) có truyền thống từ lâu đời, thể hiện tín ngưỡng cầu may dịp đầu Xuân năm mới.

Ngày mùng 7 tháng giêng hằng năm, theo thông lệ, phường Quảng Long lại tổ chức “Lễ hội Khai hạ”. Đây là lễ hội có truyền thống từ lâu đời, với mục đích cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Ngày mùng 7 tháng giêng hằng năm, theo thông lệ, phường Quảng Long lại tổ chức “Lễ hội Khai hạ”. Đây là lễ hội có truyền thống từ lâu đời, với mục đích cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội có hai phần, gồm: lễ và hội. Phần lễ được tổ chức long trọng tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia đình làng Tượng Sơn. Sau phần lễ tại đình, phần hội được tổ chức buổi chiều với hội cướp cù và vật truyền thống, nổi tiếng khắp vùng Bắc sông Gianh đã được truyền tụng trong dân gian qua câu ví, rằng “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày mùng 7 về coi cướp cù”.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội có hai phần, gồm: lễ và hội. Phần lễ được tổ chức long trọng tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia đình làng Tượng Sơn. Sau phần lễ tại đình, phần hội được tổ chức buổi chiều với hội cướp cù và vật truyền thống, nổi tiếng khắp vùng Bắc sông Gianh đã được truyền tụng trong dân gian qua câu ví, rằng “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày mùng 7 về coi cướp cù”.
Hội cướp cù diễn ra vào lúc 13 giờ tại một bãi đất rộng ở trong làng, mặc dù dưới thời tiết oi bức nhưng hội lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và các vùng lân cận thị xã Ba Đồn vui chơi, thưởng ngoạn.
Hội cướp cù diễn ra vào lúc 13 giờ tại một bãi đất rộng ở trong làng, mặc dù dưới thời tiết oi bức nhưng hội lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và các vùng lân cận thị xã Ba Đồn vui chơi, thưởng ngoạn.
Sân cướp cù có chiều dài khoảng 200m và rộng 150m, được chia cho 2 đội. Phía cuối sân mỗi đội, dựng 2 cây tre cao khoảng 7m, có gắn cờ Tổ quốc cùng chiếc rọ tre nhỏ làm mục tiêu ném cù lên. Trò chơi không quy định số người tham gia, thông thường có khoảng 150 - 200 trai tráng tranh nhau cướp cù.
Sân cướp cù có chiều dài khoảng 200m và rộng 150m, được chia cho 2 đội. Phía cuối sân mỗi đội, dựng 2 cây tre cao khoảng 7m, có gắn cờ Tổ quốc cùng chiếc rọ tre nhỏ làm mục tiêu ném cù lên. Trò chơi không quy định số người tham gia, thông thường có khoảng 150 - 200 trai tráng tranh nhau cướp cù.
Khi vị bô lão cầm quả cù bước ra giữa sân phát lệnh tung cù thì phần hội được bắt đầu trong sự cổ vũ nhiệt tình của hàng ngàn người dân. Cùng với tiếng chiêng, tiếng trống vang dội, trai tráng hai bên dùng sự nhanh nhẹn, khéo léo để tranh nhau quả cù để ném vào rọ của đối phương trong tiếng reo hò cổ vũ của người xem. Đội nào ném cù vào rọ đối phương trước sẽ là đội giành chiến thắng.
Khi vị bô lão cầm quả cù bước ra giữa sân phát lệnh tung cù thì phần hội được bắt đầu trong sự cổ vũ nhiệt tình của hàng ngàn người dân. Cùng với tiếng chiêng, tiếng trống vang dội, trai tráng hai bên dùng sự nhanh nhẹn, khéo léo để tranh nhau quả cù để ném vào rọ của đối phương trong tiếng reo hò cổ vũ của người xem. Đội nào ném cù vào rọ đối phương trước sẽ là đội giành chiến thắng.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, ai cướp được cù và tung vào rọ là năm mới cả đội gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, ai cướp được cù và tung vào rọ là năm mới cả đội gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Sau khi kết thúc hội cướp cù trong tiếng reo hò náo nhiệt của người cổ vũ, hội đấu vật được tổ chức tại sới vật ngay cạnh sân cướp cù để các đô vật từ mọi nơi đến đây thử sức.
Sau khi kết thúc hội cướp cù trong tiếng reo hò náo nhiệt của người cổ vũ, hội đấu vật được tổ chức tại sới vật ngay cạnh sân cướp cù để các đô vật từ mọi nơi đến đây thử sức.
Theo các cụ cao niên, hội vật được tổ chức không quan trọng thắng, thua của người chơi mà chỉ là sự giao lưu văn hóa, thể thao, tinh thần thượng võ, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân làng.
Theo các cụ cao niên, hội vật được tổ chức không quan trọng thắng, thua của người chơi mà chỉ là sự giao lưu văn hóa, thể thao, tinh thần thượng võ, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân làng.
Với tinh thần cầu may mắn, thắng lợi đầu năm mới, các đô vật khi lên sới đều thi đấu hết mình, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí vững vàng, làm cho người dân và du khách mãn nhãn trong từng thế võ, miếng vật.
Với tinh thần cầu may mắn, thắng lợi đầu năm mới, các đô vật khi lên sới đều thi đấu hết mình, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí vững vàng, làm cho người dân và du khách mãn nhãn trong từng thế võ, miếng vật.
Quảng Bình: Tưng bừng hội cướp cù, đấu vật đầu Xuân - Ảnh 1
Được biết, thông qua hội vật này, phường Quảng Long sẽ tuyển chọn các đô vật xuất sắc tham gia hội vật truyền thống của thị xã, được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm.
Qua trao đổi, Chủ tịch UBND phường Quảng Long Ngô Văn Sáu cho biết, ngày nay lễ hội khai hạ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu dịp đầu năm mới. Thông qua hoạt động tổ chức nhằm duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống của địa phương, tạo cho bà con tinh thần phấn khởi, cầu mong cho Nhân dân sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, con cháu học hành thành đạt, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Qua trao đổi, Chủ tịch UBND phường Quảng Long Ngô Văn Sáu cho biết, ngày nay lễ hội khai hạ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu dịp đầu năm mới. Thông qua hoạt động tổ chức nhằm duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống của địa phương, tạo cho bà con tinh thần phấn khởi, cầu mong cho Nhân dân sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, con cháu học hành thành đạt, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.