Quảng diễn nghệ thuật tuồng Huế “Ngàn xưa âm vọng”

Minh Tân - Anh Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 28/6, chương trình nghệ thuật tuồng Huế với chủ đề “ngàn xưa âm vọng” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, nhằm tôn vinh nghệ thuật tuồng Huế đã diễn ra.

“Ngàn xưa âm vọng” là sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế 2022, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân.

Nghi lễ tế tổ tại Thanh Bình từ đường (đường Chi Lăng), nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế và khu vực miền Trung.
Nghi lễ tế tổ tại Thanh Bình từ đường (đường Chi Lăng), nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế và khu vực miền Trung.

Chương trình gồm 3 phần: Tri ân ngưỡng vọng tổ nghề sân khấu tại Thanh Bình từ đường, trình diễn trích đoạn tuồng cổ tại Nghinh Lương đình và quảng diễn đường phố tại các trục đường.

Đặc biệt, lễ tri ân trong chương trình được điều hành theo đúng hình thức lễ tế truyền thống do viên Thông tán, Nội tán điều hành và sự các viên bồi tự phối hợp. Qua đó, tái hiện nét đẹp trong nghi lễ truyền thống một cách chân thực và sống động nhất.

Sau nghi thức lễ tri ân, bằng hình thức quảng diễn các nghệ nhân, nghệ sĩ và diễn viên tập hợp thành đội hình với những loại trang phục truyền thống, cờ xí, lộng… thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng. Cùng với đó, đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố.

Lễ tế tri ân ngưỡng vọng tổ nghề được điều hành theo đúng hình thức lễ tế truyền thống.
Lễ tế tri ân ngưỡng vọng tổ nghề được điều hành theo đúng hình thức lễ tế truyền thống.
Ở Huế tuồng được gọi là hát bội. Nhiều người đã tìm cách giải thích về danh từ này. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, “bội” là một từ Việt hóa của chữ Hán "bài” (bộ nhân + thanh phù bài), có nghĩa là hát tuồng.
Ở Huế tuồng được gọi là hát bội. Nhiều người đã tìm cách giải thích về danh từ này. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, “bội” là một từ Việt hóa của chữ Hán "bài” (bộ nhân + thanh phù bài), có nghĩa là hát tuồng.
Với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố với trình diễn sân khấu, chương trình tạo nên một điểm mới trong trình diễn đường phố tại Festival Huế 2022, góp phần làm sôi động không gian đường phố, thu hút người dân và du khách.
Với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố với trình diễn sân khấu, chương trình tạo nên một điểm mới trong trình diễn đường phố tại Festival Huế 2022, góp phần làm sôi động không gian đường phố, thu hút người dân và du khách.
Hội rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường theo cung đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình.
Hội rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường theo cung đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình.
Gần 200 nghệ sĩ, diễn viên tập hợp thành đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng, quảng diễn.
Gần 200 nghệ sĩ, diễn viên tập hợp thành đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng, quảng diễn.
Việc đưa nghệ thuật truyền thống ra quảng diễn ở cộng đồng là hình thức mới và là dịp để giới thiệu nét đặc trưng, đặc sắc của tuồng Huế qua các mặt nạ và trích đoạn tuồng đến đông đảo công chúng.
Việc đưa nghệ thuật truyền thống ra quảng diễn ở cộng đồng là hình thức mới và là dịp để giới thiệu nét đặc trưng, đặc sắc của tuồng Huế qua các mặt nạ và trích đoạn tuồng đến đông đảo công chúng.
Trang phục của nghệ sĩ đã thể hiện đầy đủ chân dung các nhân vật trong nghệ thuật tuồng cổ, từ vai đào, vai kép, nịnh, tướng… trong các vở tuồng truyền thống đến màu sắc tượng trưng cho bốn mùa: xanh, đen, trắng, đỏ.
Trang phục của nghệ sĩ đã thể hiện đầy đủ chân dung các nhân vật trong nghệ thuật tuồng cổ, từ vai đào, vai kép, nịnh, tướng… trong các vở tuồng truyền thống đến màu sắc tượng trưng cho bốn mùa: xanh, đen, trắng, đỏ.
Việc giới thiệu mặt nạ, biểu diễn các trích đoạn tuồng là cách để giới thiệu đến du khách hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Không có dịp quảng bá nào bằng dịp Festival Huế.
Việc giới thiệu mặt nạ, biểu diễn các trích đoạn tuồng là cách để giới thiệu đến du khách hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Không có dịp quảng bá nào bằng dịp Festival Huế.
Tại Nghinh Lương Đình, các nghệ sĩ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn tuồng Huế, như: Trống hội Tuồng đồ, các trích đoạn “Ác thiện ẩn hình”, “Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long”, “Mạnh Lương trộm ngựa” và bài bản múa bông.
Tại Nghinh Lương Đình, các nghệ sĩ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn tuồng Huế, như: Trống hội Tuồng đồ, các trích đoạn “Ác thiện ẩn hình”, “Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long”, “Mạnh Lương trộm ngựa” và bài bản múa bông.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần