Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam: cầu xây 8 năm không có đường dẫn, người dân chờ đến bao giờ?

Kinhtedothi-Thời gian thực hiện từ năm 2017 nhưng đến nay dự án cầu Trà Đình (thuộc xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vẫn chưa hoàn thiện hệ thống đường dẫn. Người dân sống trong vùng dự án đang mòn mỏi chờ đợi, trong khi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn.
Dự án cầu Trà Đình được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương với tổng mức đầu tư hơn 51,8 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2017 - 2019; trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 30 tỷ đồng, phần còn lại từ ngân sách huyện Quế Sơn. Cầu bắc qua một nhánh của sông Thu Bồn nằm trên tuyến đường kết nối Quốc lộ 1A từ xã Quế Phú, huyện Quế Sơn sang xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên.
Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Quế Sơn làm chủ đầu tư. Công ty Thanh Sơn (tỉnh Nghệ An) là đơn vị trúng thầu phần xây lắp hơn 34,59 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào năm 2018. Nhưng do không hoàn thành tiến độ, UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất gia hạn thời gian thực hiện đến năm 2020.
Dù đã được gia hạn nhưng đến nay dự án chỉ mới chỉ hoàn thành hạng mục cầu và đường công vụ. Riêng hạng mục đường dẫn hai đầu cầu khoảng 1.000m, hệ thống thoát nước, cọc tiêu, biển báo, chưa được triển khai thi công. Dự án kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Ghi nhận thực tế của báo Kinh tế & Đô thị, hệ thống cầu của dự án đã cơ bản hoàn thành nhưng đang có dấu hiệu xuống cấp. Phần mặt cầu và một số hạng mục đoạn đấu nối xuất hiện các vết nứt. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình nếu đưa vào khai thác. Hệ thống đường dẫn hai đầu cầu dốc thẳng đứng, một số đoạn đường đất đọng nước, lởm chởm đá sỏi.
Bà Đinh Thị Nghị (xã Quế Phú) cho biết dự án từng là niềm mong mỏi và mơ ước của người dân nhưng giờ đang trở thành gánh nặng. Thời gian qua, bà con phải di chuyển trên đường dẫn chật hẹp, tạm bợ và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về tai nạn giao thông. Riêng mùa mưa và buổi tối đã có nhiều người bị ngã gãy xương. Hơn 70 hộ dân sinh sống, với khoảng 300 nhân khẩu đang mòn mỏi chờ chính quyền có phương án.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tấn Công (xã Quế Phú) cho biết người dân đã phải quyên góp cùng với chính quyền xã để đắp đất, đổ bê tông tạm nhằm phục vụ đi lại. Nhưng đường vẫn rất hẹp, lại dốc đứng nên khó khăn đi lại. Thậm chí một số hộ dân sống cạnh công trình cầu và đường dẫn không thể kinh doanh, ngày đêm sống trong sợ hãi vì nguy cơ tai nạn giao thông.
Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Quế Sơn (chủ đầu tư) thừa nhận việc cầu Trà Đình chưa có đường dẫn khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Phần xây dựng cây cầu thuộc giai đoạn 1 đã hoàn thành nghiệm thu vào tháng 6/2020. Giai đoạn 2 của dự án liên quan đến đường dẫn vẫn chưa được triển khai do thiếu kinh phí. Dự kiến công trình sẽ được tái khởi động vào đầu năm 2025 sau khi hoàn thiện thủ tục về đấu thầu, nguồn vốn và giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện đường dẫn khoảng 9 tháng.
Theo Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn Nguyễn Phước Sơn, địa phương đang triển khai những thủ tục cuối cùng trước khi triển khai thi công đường dẫn. Thời gian quan, huyện triển khai giải trình và xin gia hạn tiến độ thực hiện dự án. Hiện các đơn vị đang từng bước hoàn thiện hồ sơ thủ tục, nguồn vốn và công tác GPMB. Huyện Quế Sơn và Duy Xuyên cũng đang phối hợp để tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng.
Ngày 18/10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cũng đã phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Trà Đình, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn. Theo đó, dự án điều chỉnh nguồn vốn đầu tư với ngân sách tỉnh là 38 tỷ đồng, huyện Quế Sơn hơn 24,5 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đã duyệt năm 2017 - 2020, điều chỉnh thành 2017 - 2025. Huyện Quế Sơn có trách nhiệm đảm bảo tiến độ, giải ngân nguồn vốn, bàn giao đưa vào sử dụng, kết thúc dự án, tránh trường hợp phải tiếp tục gia hạn; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về nội dung hồ sơ trình điều chỉnh.
Cũng liên quan đến dự án này, Thường trực HĐND tỉnh đã có công văn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Quế Sơn trong việc không bố trí đủ nguồn vốn để triển khai hoàn thành dự án theo đúng chủ trương đầu tư được duyệt và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đầu tư dự án dở dang, kéo dài nhiều năm.
UBND tỉnh nghiên cứu triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chỉ đạo đánh giá toàn diện dự án kể từ khi triển khai thực hiện cho đến nay; làm rõ giá trị thực tế hạng mục đường dẫn hai đầu cầu và các chi phí liên quan khác cần điều chỉnh tăng…
Quảng Nam sẽ có dự án chống ngập 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam sẽ có dự án chống ngập 4.000 tỷ đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo cực tăng trưởng phía Tây Bắc Thủ đô

Tạo cực tăng trưởng phía Tây Bắc Thủ đô

23 Apr, 05:08 AM

Kinhtedothi - Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thị xã Sơn Tây được xác định là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, đô thị xanh, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Tây Thủ đô. Đến nay, các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sơn Tây đã hoàn thành, tạo tiền đề để xây dựng thị xã phát triển nhanh, bền vững, là cực tăng trưởng phía Tây của Thủ đô Hà Nội.

Địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể dục, thể thao bên hồ Tây

Địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể dục, thể thao bên hồ Tây

22 Apr, 11:07 AM

Kinhtedothi - Trước những ảnh hưởng của bão Yagi, sự xuống cấp của khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ đã tổ chức chỉnh trang, cải tạo… để đưa khu vực này trở thành một địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí vì sức khoẻ cộng đồng.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: bước đệm cho chiến lược vùng

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: bước đệm cho chiến lược vùng

22 Apr, 09:17 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Đà Nẵng và Quảng Nam đang đẩy mạnh tiến trình sáp nhập, việc xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng được xem là bước đi chiến lược nhằm định hình lại không gian phát triển kinh tế vùng. Không chỉ là mô hình kinh tế đặc thù đầu tiên tích hợp cảng biển - sân bay - tài chính - đổi mới sáng tạo, Khu thương mại tự do Đà Nẵng đang được kỳ vọng sẽ trở thành cực tăng trưởng mới, nếu có cơ chế chính sách vượt trội và tầm nhìn quy hoạch logistics liên hoàn đến khu vực Chu Lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ