Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam chuẩn bị tổng điều tra kinh tế

Kinhtedothi - Cuộc tổng điều tra thực hiện đối với tất cả các đơn vị thuộc các loại hình kinh tế, ngành kinh tế từ ngành A đến ngành U (trừ ngành O) theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018). Kết quả điều tra sẽ được Quảng Nam công báo vào cuối năm 2021.
Cảng Chu Lai, Quảng Nam (ảnh minh họa).
Ngày 22/9, Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 tỉnh Quảng Nam tổ chức họp để triển khai công tác chuẩn bị tổng điều tra trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 tỉnh Quảng Nam do ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; ông Lê Quý Đạt - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh làm Phó Trưởng ban Thường trực; ông Nguyễn Tấn Văn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban và 14 thành viên.
Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn. Đối tượng điều tra bao gồm các loại cơ sở: Cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; cơ sở sự nghiệp, hiệp hội…
Cuộc tổng điều tra thực hiện đối với tất cả các đơn vị điều tra thuộc các loại hình kinh tế, ngành kinh tế từ ngành A đến ngành U (trừ ngành O) theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018).
Dự kiến, đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 1/3/2021; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 1/7/2021.
Kết quả điều tra sẽ được Quảng Nam công báo vào cuối năm 2021.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ