Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam nới lỏng quy định phòng dịch Covid-19 để dân về quê đón Tết

Kinhtedothi - Người dân từ vùng đỏ, vùng cam mà chưa tiêm vaccine Covid-19 về Quảng Nam đón Tết chỉ phải cách ly, theo dõi tại nhà trong vòng 14 ngày.

Ngày 19/1, ông Nguyễn Văn Văn - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết đã ký và ban hành văn bản về việc quản lý, giám sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với người vào địa phương trong giai đoạn mới.

Người dân từ vùng đỏ, vùng cam mà chưa tiêm vaccine Covid-19 về Quảng Nam đón Tết chỉ phải cách ly, theo dõi tại nhà trong vòng 14 ngày.

Cụ thể, đối với người về từ các vùng xanh và vùng vàng (không tính đến tình trạng tiêm vaccine), hoặc vùng cam mà đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 liều cuối cùng tối thiểu 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19), thì tự theo dõi sức khoẻ 14 ngày. Chỉ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khi có triệu chứng nghi nhiễm như: Ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác…

Đối với người về từ vùng cam và tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19, người về từ vùng đỏ đã được tiêm đủ liều vaccine thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và tự theo dõi sức khoẻ 7 ngày tiếp theo kể từ ngày về địa phương.

Những trường hợp này sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 1 ngày đầu tiên, lần thứ 2 vào ngày thứ 7 hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 trong khoảng thời gian này.

Người về từ vùng cam chưa được tiêm vaccine, người về từ vùng đỏ được tiêm vaccine nhưng chưa đủ liều hoặc chưa được tiêm vaccine thì phải thực hiện cách ly tại nhà nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương. Trong thời gian này, sẽ lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào ngày thứ 14) bằng phương pháp RT-PCR và tự chi trả phí xét nghiệm.

Theo ông Nguyễn Văn Văn, quyết định này nhằm tạo điều kiện cho người dân từ các địa phương khác về Quảng Nam đón Tết.

Nhân viên y tế ở Quảng Nam bị nợ lương nhiều tháng

Nhân viên y tế ở Quảng Nam bị nợ lương nhiều tháng

Bất chấp Covid-19, Quảng Nam duy trì đà tăng trưởng kinh tế

Bất chấp Covid-19, Quảng Nam duy trì đà tăng trưởng kinh tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

Hà Nội tôn vinh 113 người hiến máu tiêu biểu

13 Jun, 03:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Hà Nội tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, tri ân 113 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nguy cơ mất thính lực

13 Jun, 09:35 AM

Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ