Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam phấn đấu đưa sản phẩm OCOP “cất cánh”

Kinhtedothi - Các sản phẩm OCOP Quảng Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng chủng loại nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực sản xuất, mở rộng quy mô và cạnh tranh thị trường.

386 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP

Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, Quảng Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian, hoàn thành các chỉ tiêu.

Tỉnh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; thành phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Các địa phương ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của đơn vị để chủ động thực hiện hiệu quả.

Quảng Nam là địa phương có nhiều lợi thế trong việc phát triển sản phẩm OCOP.

Theo kế hoạch triển khai của UBND tỉnh Quảng Nam vào đầu năm 2025, sản phẩm OCOP tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Trải qua hơn 7 năm (2018 - 2025) triển khai, Chương trình OCOP đã đạt được những kết quả tích cực. Quảng Nam có 493 lượt sản phẩm của 386 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 191 sản phẩm hết hạn, có 3 sản phẩm thu hồi chứng nhận OCOP, 299 sản phẩm còn hạn (gồm 274 sản phẩm 3 sao, 23 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao). Các sản phẩm của địa phương ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã bao bì được cải thiện và được người tiêu dùng tin cậy.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Mục tiêu cụ thể của tỉnh là 100 % đơn vị cấp huyện, cấp xã được củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức OCOP và hoàn thiện bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp. 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể mới tham gia năm 2025 phải được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản, nhất là nội dung cụ thể các bước trong chu trình OCOP. 100% địa phương thực hiện đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP trên hệ thống phần mềm đánh giá, lưu trữ hồ sơ OCOP.

Bên cạnh những kết quả ấn tượng, sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Điển hình một số địa phương thiếu sự quan tâm, chưa tập trung chỉ đạo. Một số bộ phận cán bộ, chủ thể OCOP chưa hiểu hết về đối tượng, nội dung và năng lực sản xuất còn hạn chế nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô đầu tư còn khó khăn, chưa đủ mạnh để cạnh tranh.

Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được nhiều cơ quan thực hiện nhưng còn phân tán, chưa rõ trách nhiệm và nội hàm của sản phẩm được xúc tiến nên dẫn đến chồng chéo, kém hiệu quả. Một số chủ thể OCOP chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; không quan tâm, chú trọng công tác xây dựng hình ảnh, câu chuyện sản phẩm.

Quảng Nam đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn, đến cuối năm 2025, tất cả 18 huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất 1 đến 2 điểm bán hàng OCOP; ngoài sản phẩm OCOP của địa phương cần kết nối sản phẩm OCOP trong tỉnh, kể cả sản phẩm OCOP ngoài tỉnh. Phấn đấu các sản phẩm sau một năm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần so với thời điểm sản phẩm chưa tham gia OCOP.

Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan thường trực Chương trình OCOP phải nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu và làm tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực; làm đầu mối, thường xuyên theo dõi chung tình hình thực hiện để chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cũng như bất cập trong quá trình thực hiện để có giải pháp khắc phục nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình.

Dấu ấn kinh tế của Quảng Nam sau 50 năm phát triển

Dấu ấn kinh tế của Quảng Nam sau 50 năm phát triển

Cảnh báo rủi ro từ “cơn sốt đất” tại Quảng Nam

Cảnh báo rủi ro từ “cơn sốt đất” tại Quảng Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng mùa tiên quế ở miền núi Quảng Ngãi

Rộn ràng mùa tiên quế ở miền núi Quảng Ngãi

01 Apr, 10:47 PM

Kinhtedothi-Ở huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) - thủ phủ của cây quế - mỗi năm có 2 đợt thu hoạch. Đợt thứ nhất bắt đầu từ cuối tháng Hai đến hết tháng Tư, đồng bào Cor gọi là "mùa tiên" và đợt thứ hai từ tháng Bảy đến tháng Tám, gọi là “mùa hậu”.

6 giải pháp thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Belarus

6 giải pháp thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Belarus

01 Apr, 10:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak đồng chủ trì Khóa họp lần thứ XVI Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật (UBLCP Việt Nam – Belarus).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ