Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam thông qua quy hoạch vùng Đông và vùng liên huyện phía Đông

Kinhtedothi - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp với các sở, ban ngành cùng 9 huyện, thị xã, TP trong tỉnh về thông qua đề cương quy hoạch vùng Đông và vùng liên huyện phía Đông.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quảng Nam cho hay, phạm vi lập quy hoạch vùng Đông bao gồm toàn bộ địa giới hành chính 9 địa phương phía Đông là: TP Tam Kỳ, TP Hội An, thị xã Điện Bàn và các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc.
Các địa phương trên có ranh giới: Phía Đông giáp với hải phận Việt Nam, phía Tây giáp với các huyện miền núi, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp với TP Đà Nẵng, diện tích 2.742km2, dân số 1.196 ngàn người.

Sơ đồ phát triển định hướng không gian quy hoạch xây dựng vùng Đông của tỉnh Quảng Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phong, mục tiêu xây dựng vùng Đông thành một khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với hệ sinh thái, văn hóa đa dạng; kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ.
Tại cuộc họp, các đại biểu cũng trình bày một số đề xuất phân vùng phát triển như: Nghiên cứu xác lập một số hành lang xanh vĩnh viễn: Vùng ven sông Thu Bồn gắn với đô thị Hội An và Mỹ Sơn; Vùng ven sông Trường Giang, Cổ Cò; Vùng sinh thái Phú Ninh và một số hành lang xanh nông nghiệp Đông Tây. Còn về nghiên cứu xác lập phạm vi, quy mô phát triển các đô thị như: Vùng đô thị phía Đông Nam Quảng Nam gắn với tỉnh lỵ và Khu kinh tế mở Chu Lai...
Phát biểu cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, hiện nay đã có quy hoạch vùng huyện của các địa phương ở vùng Đông, có các quy hoạch 1/2000 của các khu chức năng tại một số địa phương đã được phê duyệt; quy hoạch 1/500 của các dự án đầu tư tổ chức thực hiện; quy hoạch về cảnh quan đô thị… Vì vậy, đơn vị tư vấn phải thấy cái nào kế thừa được thì phải kế thừa ngay trong bản đồ đề án; cái nào cần phát triển, phải điều chỉnh phải mạnh dạn đề xuất.
“Làm sao để khớp nối đồng bộ về hạ tầng, đảm bảo cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái và phát triển khu vực vùng Đông trở thành một vùng đô thị rất đáng sống và phát triển kinh tế mũi nhọn”, ông Lê Trí Thanh nói.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ