Theo lãnh đạo huyện Nam Giang, nguyên nhân của việc sơ tán là ngày 19/9 địa phương phát hiện một vết nứt có chiều dài 120m trên ngọn đồi phía sau khu dân cư. Bên cạnh đó, ngọn đồi còn xuất hiện một số điểm có dấu hiệu lún sâu theo từng lớp. Việc di dời dân là cần thiết bởi nguy cơ sạt trượt của ngọn đồi rất cao.
Ông A Viết Sơn cho biết thời tiết của địa phương đã ngớt mưa nhưng nguy cơ sạt lở vẫn rất cao. Chính vì vậy lãnh đạo các đơn vị vẫn đang theo sát tình hình và đưa ra các phương án cụ thể để đối phó với diễn biến thực tế.
“Sáng nay 20/9 đã thành lập đoàn công tác để đi khảo sát thực tế tình hình và nghiên cứu phương án bố trí nơi ở mới cho người dân. Nơi đây địa hình dốc, có dấu hiệu sạt lở cao nên cần sớm có phương án để đảm bảo an cho người dân, sớm bố trí nơi an toàn” – ông Sơn chia sẻ.
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 cũng đã làm sạt lở một số điểm, gây ách tắc giao thông ở vùng cao Trà My. Hai địa phương là Bắc Trà My và Nam Trà My đã triển khai một số phương án ứng phó, nhất là sẵn sàng sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.