80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: 25 năm vẫn chờ sổ đỏ vùng tái định cư

Kinhtedothi- 25 năm trôi qua, hàng chục hộ dân từng khăn gói rời bỏ quê hương dành đất cho xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn phải mòn mỏi chờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ngay trên mảnh đất mình được bố trí tái định cư.

Trong ngôi nhà cũ kỹ, ông Huỳnh Khanh (64 tuổi, thôn An Quang, xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thắp nén nhang cho mẹ ruột rồi bần thần thở dài.

25 năm chờ đợi, ông Huỳnh Khanh vẫn chưa nhận được sổ đỏ ở khu đất được bố trí tái định cư.

“Mẹ tôi là Huỳnh Thị Cốc, mất 2 năm rồi. Hơn 20 năm chờ đợi, đến tận lúc bà sắp ra đi vẫn trăng trối lại, dặn tôi ráng lấy cái sổ đỏ về, để sau này còn chuyển lại cho con cháu. Thế nhưng đến giờ tôi vẫn không biết sổ đỏ nó ở đâu”- ông Khanh nói.

Ngược về quá khứ, ông Khanh kể, vào năm 1998, cả gia đình ông đùm túm, dắt díu nhau từ xã Bình Trị vào xã Bình Thanh để tái định cư, dành đất xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cả gia đình được bố trí 2 lô đất tái định cư, mỗi lô 400m2. Sau nhiều lần hứa hẹn của chính quyền, đến nay, cả 2 lô đất đều chưa có sổ đỏ.

“Cách đây mấy năm, chính quyền thông báo nộp tiền sử dụng đất để họ cấp sổ đỏ, mỗi lô gần 4 triệu đồng. Nhưng đến ngày nhận, mọi người đều có, còn mười mấy hộ, bao gồm nhà tôi lại không có. Họ bảo hồ sơ bị thất lạc. Bao nhiêu năm qua chúng tôi chịu biết bao nhiêu thiệt thòi”- ông Khanh bức xúc.

Cách nhà ông Khanh không xa, bà Phạm Thị Nghĩa (71 tuổi) cũng ở trong cảnh mỏi mòn chờ sổ đỏ sau quá nhiều lần ngược xuôi làm các thủ tục.

25 năm trước, cùng với hơn 300 hộ dân khác, gia đình bà bồng bế nhau rời quê hương. Tại nơi tái định cư, thời điểm đó là “khỉ ho cò gáy”, vợ chồng bà được bố trí 1 lô, ba mẹ ruột của bà 1 lô. Đến năm 2001, ba mẹ bà lần lượt qua đời mà vẫn chưa có sổ đỏ. Cách đây khoảng 5,6 năm, theo danh sách bà Nghĩa được nhận sổ đỏ, nhưng lô đất của ba mẹ bà lại không có.

Bà Nghĩa (trái) quá mệt mỏi sau nhiều lần đi làm sổ đỏ ở mảnh đất được thừa kế từ cha mẹ ruột.

“Tôi là con gái duy nhất nên là người thừa kế, nhưng khi lên hỏi thì phía chính quyền yêu cầu tôi đi tìm mồ mả của ông bà nội, ông bà ngoại để làm các thứ giấy tờ. Tôi tuổi cao sức yếu mà lại thấy thủ tục rắc rối, mệt mỏi quá, 2 năm nay tôi bỏ luôn. Khu đất của ba mẹ tôi đang để cho con trai lớn ở. Ngày tôi cùng gia đình vào đây, nó chưa lập gia đình, bây giờ nó có cháu nội rồi mà đất vẫn chưa được sở hữu hợp pháp”- bà Nghĩa thở dài ngao ngán.

Theo ông Bùi Văn Đông- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh, trong số hơn 300 hộ dân thuộc diện di dời nhường đất xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, hiện có 12 hộ chưa thể sổ đỏ. Nguyên nhân là do hồ sơ tái định cư, hồ sơ đền bù hay quyết định giao đất không còn lưu trữ tại cơ quan các cấp.

Hồ sơ bị thất lạc mà lỗi chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước nhưng các hộ dân này phải “gánh khổ”. Chính quyền xã cũng nhiều lần đề nghị để có hướng giải quyết thoả đáng cho các hộ dân này.

Ông Bùi Văn Đông- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh.

“Không có sổ đỏ nên việc tách thửa, chuyển đổi hay thế chấp của các hộ dân trên gặp rất nhiều khó khăn. Trong thẩm quyền, xã sẽ cố gắng hết sức để bà con được hưởng quyền lợi của mình”- ông Đông nói.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Ung Đình Hiền- Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn xác nhận, việc các hộ dân chưa có sổ đỏ xảy ra ở khu tái định cư Gò Đường, xã Bình Thanh. Yêu cầu cấp sổ đỏ là chính đáng nên trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan là phải tập trung giải quyết.  

Khu tái định cư Gò Đường.

Theo ông Hiền, huyện chỉ đạo xã Bình Thanh chủ trì, phối hợp phòng Tài nguyên- Môi trường liên hệ với Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn sưu tra, kiểm tra hồ sơ bồi thường, hồ sơ giao đất làm cơ sở cấp sổ đỏ. Nếu không tìm thấy thì phải báo cáo rõ, căn cứ theo hồ sơ hiện có, thực tế hộ dân sử dụng đất và các quy định pháp luật hiện hành để lập thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ dân.

“Huyện đã tổ chức họp và có kết luận chỉ đạo phải giải quyết kiến nghị chính đáng của hộ dân từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân đến nay vẫn chưa làm xong. Tinh thần là sẽ giải quyết chậm nhất trong tháng 5/2023”- ông Hiền nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

26 Jul, 12:00 PM

Kinhtedothi - “Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP Hồ Chí Minh) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.

Điện Biên: trao “mái ấm nghĩa tình” tới người có công với cách mạng

Điện Biên: trao “mái ấm nghĩa tình” tới người có công với cách mạng

25 Jul, 06:48 PM

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Điện Biên đang khẩn trương triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ năm 2025. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, đến nay hơn 120 căn nhà đã hoàn thành, mang đến nơi ở khang trang, an toàn cho nhiều gia đình chính sách đúng dịp 27/7.

MTTQ TP Hà Nội: thăm hỏi gia đình tại xã Đại Thanh bị thiệt mạng trong vụ lật tàu

MTTQ TP Hà Nội: thăm hỏi gia đình tại xã Đại Thanh bị thiệt mạng trong vụ lật tàu

23 Jul, 08:13 PM

Kinhtedothi-Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa thắp hương, gửi lời chia buồn sâu sắc với gia đình và mong muốn bố mẹ anh Nguyễn Hữu Toàn giữ gìn sức khỏe, nén đau thương để chăm lo cho cháu Phước, giúp cháu sớm ổn định tinh thần sau mất mát quá lớn...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ