Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Chi 230 tỷ đồng xây kè hơn 2,4km ở bờ Bắc sông Trà Khúc

Kinhtedothi- Sau bờ Nam, khu vực bờ Bắc sông Trà Khúc cũng sẽ được xây dè chống sạt lở, kết hợp tạo quỹ đất với mức đầu tư 230 tỷ đồng.

Ngày 17/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, kết hợp tạo quỹ đất bờ Bắc sông Trà Khúc.

Kè được xây dựng ở bờ Bắc sông Trà Khúc, thuộc địa bàn 2 xã Tịnh An và Tịnh Long (TP Quảng Ngãi).

Theo đó, kè được xây mới với tổng chiều dài 2.440m, là dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nhóm B với diện tích đất dự kiến sử dụng gần 47,4ha ( phần công trình kè là 5,16ha).

Trong tổng mức đầu tư xây dựng 230 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên 50 tỷ đồng; chi phí xây dựng trên 153 tỷ đồng, còn lại là các khoản chi phí khác.

Đáng chú ý, ngoài việc chống sạt lở bờ sông Trà Khúc tại khu vực này, dự án còn có mục đích nhằm tạo quỹ đất để đấu giá, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Nguồn vốn đầu tư dự án từ nguồn thu tiền sử dụng đất của tỉnh và nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2021, 2022; thời gian thực hiện dự án 2023-2024. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị chủ đầu tư.

Trước đó, hồi tháng  7/2023, tại kỳ họp 16, HĐND tỉnh Quảng Ngãi, khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 cũng đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh dự án kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc 1 - Bến Tam Thương)

Phối cảnh dự án kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc.

Dự án kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc 1 - Bến Tam Thương) từng được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 12/10/2021, với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 150 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2022 - 2025.

Quá trình thực hiện bước lập dự án, các đơn vị liên quan nhận thấy cần tạo không gian kiến trúc cảnh quan khu vực này để xứng tầm với khu vực cửa ngõ vào TP Quảng Ngãi, nên cần điều chỉnh quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư.

Cụ thể, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư là 380 tỷ đồng (tăng 180 tỷ đồng so với mức đầu tư đã được phê duyệt). Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương là 256 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh khoảng 124 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2023 - 2026.

Mục tiêu đầu tư nhằm đảm bảo chống sạt lở bờ Nam sông Trà Khúc, đoạn từ cầu Trà Khúc 1 đến bến Tam Thương; tạo quỹ đất mở rộng không gian xây dựng công viên và hình thành công trình điểm nhấn, tạo không gian quảng trường nhằm khai thác lợi thế từ dòng sông Trà Khúc cho phát triển cảnh quan, du lịch, góp phần thiết lập không gian vui chơi, giải trí, tạo động lực phát triển đô thị.

Những năm qua, Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện các dự án 2 bên bờ sông Trà Khúc, xây dựng trên sông một số công trình mới, từng bước hình thành đô thị hướng đến biển.

Nổi bật là đã đầu tư 2 con đường đẹp nhất Quảng Ngãi hiện nay là đường Hoàng Sa ở bờ Bắc và đường Trường Sa ở bờ Nam sông Trà Khúc. Đồng thời, xây dựng thêm nhiều cây cầu lớn, hiện đại bắc ngang sông Trà và từng bước hình thành khu đô thị hiện đại.

Quảng Ngãi: Trợ lực cho miền núi thoát nghèo

Quảng Ngãi: Trợ lực cho miền núi thoát nghèo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ