Quảng Ngãi: Gần 46 tỷ đồng cải thiện bền vững an sinh trẻ em

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Quảng Ngãi được tài trợ gần 46 tỷ đồng để thiện bền vững an sinh trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất tại huyện miền núi Sơn Hà.

Ngày 22/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định tiếp nhận Chương trình Vùng Sơn Hà do World Vision Nhật Bản và World Vision Hoa Kỳ tài trợ thông qua tổ chức World Vision International (WVI) Hòa Kỳ tại Việt Nam.

Chương trình được thực hiện tại 6 xã gồm: Sơn Bao, Sơn Thượng, Sơn Giang, Sơn Hải, Sơn Ba và Sơn Cao của huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi), với tổng vốn thực dự kiến hơn 45,9 tỷ đồng (vốn viện trợ không hoàn lại). Thời gian thực hiện từ tháng 5/2024 đến 30/9/2027.

Mục tiêu của chương trình hướng đến cải thiện bền vững an sinh trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất tại huyện Sơn Hà.
Mục tiêu của chương trình hướng đến cải thiện bền vững an sinh trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất tại huyện Sơn Hà.

Mục tiêu của chương trình hướng đến cải thiện bền vững an sinh trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất tại huyện Sơn Hà thông qua các can thiệp của các dự án: bảo vệ trẻ em và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; y tế và dinh dưỡng; sinh kế và huy động nguồn lực của cộng đồng và kế hoạch bảo trợ trẻ em.

Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi cho trẻ dưới 5 tuổi từ 24% và 31,8% năm 2023 xuống dưới 20% và dưới 28% vào năm 2027; đạt được 90% trẻ em trong vùng dự án được cải thiện kỹ năng bảo vệ bản thân trước các hình thức xâm hại, bạo lực học đường, tai nạn thương tích.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 25,4% năm 2023 xuống dưới 15% vào năm 2027; đạt được 100% đối tác địa phương được tăng cường năng lực về quản lý, vận hành chương trình/dự án có hiệu quả.

UBND tỉnh giao UBND huyện Sơn Hà chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, phối hợp với đơn vị tài trợ và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình lập kế hoạch tiếp nhận, triển khai chương trình theo đúng quy định, đúng đối tượng, mục tiêu.

Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương, đề xuất với nhà tài trợ nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch hoạt động hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tính phù hợp, thiết thực và hiệu quả của các hoạt động; đảm bảo an ninh và trật tự xã hội.