Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Tặng thiết bị trợ thính cho người khiếm thính

Kinhtedothi- 1.000 thiết bị trợ thính được trao tặng cho 500 người khiếm thính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Chăm sóc thính lực cộng đồng” được duy trì trong suốt 3 năm qua.
Ông Bùi Đức Thọ, Giám Đốc Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Chương trình “Chăm sóc thính lực cộng đồng” do Tổ chức The VinaCapital Foundation và Starkey Hearing Foundation phối hợp cùng Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em tỉnh Quảng Ngãi tổ chức được diễn ra từ ngày 26-28/4, tại tỉnh Quảng Ngãi. Dịp này, sẽ trao tặng 1.000 thiết bị trợ thính cho 500 người khiếm thính trên địa bàn tỉnh.
"Trong 3 năm qua, từ khi các bệnh nhân bị giảm thính lực bao gồm trẻ em khiếm thính bẩm sinh, người cao tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi tham dự vào chương trình chăm sóc thính lực do Starkey Hearing Foundation, Vinacapital Foundation phối hợp với Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đã đem lại kết quả rất khả quan”, ông Thọ nói.
 Các bác sĩ, kĩ thuật viên và nhân viên thăm khám bệnh nhân khiếm thính.
Nhờ chương trình này, các em kiếm thính có thể theo học các lớp hòa nhập để nghe và nói lại như người bình thường, các cụ bị giảm thính lực có thể  nghe được rõ hơn và giao tiếp với những người xung quanh tốt hơn. Các bệnh nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc thính lực từ các nhân viên của chương trình trong suốt quá trình sử dụng máy. Tất cả đều được miễn phí từ bảo hành, bảo trì thay đổi máy hỏng, tặng pin sử dụng máy trợ thính đến tư vấn, hướng dẫn sử dụng máy đúng cách.

Các bác sĩ, kĩ thuật viên lắp ráp các thiết bị trợ thính cho  người khiếm thính.
Chương trình tại Việt Nam được triển khai từ năm 2016 do The VinaCapital Foundation và Starkey Hearing Foundation phối hợp thực hiện. Đây là chương trình chăm sóc thính lực cho người khiếm thính (người câm điếc, nghe kém, mất khả năng nghe) theo mô hình đơn giản, có hiệu quả và bền vững đã được Starkey Foundation phát triển tại 64 quốc gia trên thế giới từ năm 1984.
Từ khi triển khai đến nay, chương trình đã trao tặng và chăm sóc cho hơn 4.400 người khiếm thính trong 3 năm qua, và dự kiến mở rộng chương trình chăm sóc cho thêm 3.000 bệnh nhân từ 17 tỉnh thành trên cả nước đến năm 2020. 
Từ chương trình này, hơn 80% bệnh nhân cho biết họ cảm thấy hài lòng với khả năng nghe của mình, nhờ đó họ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn; 65% trong tổng số bệnh nhân là học sinh các trường khiếm thính bắt đầu phát triển giọng nói và có kết quả học tập khả quan hơn, trong đó nhiều học sinh có thể hòa nhập học trường bình thường.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

09 Jul, 06:50 PM

Kinhtedothi - Vụ việc một du khách tử vong khi tham gia bay dù đôi tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chiều 8/7 tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn trong các loại hình du lịch mạo hiểm. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn - văn minh - thân thiện, đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ