Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Tiềm năng lớn từ du lịch biển

Kinhtedothi- Dường như được mẹ thiên nhiên ưu ái, không chỉ có thiên đường biển Lý Sơn, Quảng Ngãi còn được ban tặng nhiều bãi biển tuyệt đẹp, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách gần xa.

Thiên nhiên ưu đãi

Với đường bờ biển trải dài hơn 130km, Quảng Ngãi được biết đến với nhiều bãi tắm thơ mộng mang vẻ đẹp nguyên sơ. Trong đó, tại khu vực phía Nam, vùng biển Sa Huỳnh trải dài gần 6km, cong cong theo hình lưỡi liềm, ôm trọn bờ cát mịn vàng đầy quyến rũ đã là địa danh nổi tiếng từ lâu.

Quảng Ngãi có đường bờ biển trải dài với nhiều bãi biển đẹp.

Trước kia, nơi đây được gọi là Sa Hoàng, nghĩa là bãi cát vàng, bởi cát ở đây mang một màu vàng óng ánh, không giống màu cát trắng ở những nơi khác. Nhưng vì trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên người dân đọc thành Sa Huỳnh, và cái tên đó được sử dụng cho đến ngày nay. Làn nước trong xanh, bờ biển thoai thoải, Sa Huỳnh trở thành một bãi tắm lý tưởng, mời gọi du khách gần xa.

Hoặc như Mỹ Khê- bãi biển cách trung tâm TP Quảng Ngãi hơn 10km về phía đông. Mỹ Khê nằm cạnh bờ sông Kinh, đẹp hoang sơ bởi bờ cát trắng mịn thoai thoải hướng về phía đại dương, điểm tô những vạt hoa muống biển khoe sắc tím mộng mơ, bao quanh là thảm rừng dương xanh thẳm đu đưa theo gió.

Khu vực biển Mỹ Khê cũng là nơi “hút” nhiều dự án đầu tư về du lịch. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, vùng biển Mỹ Khê (TP Quảng Ngãi) là một trong 9 khu du lịch Quốc gia của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đặc biệt, không thể không nói đến Lý Sơn- huyện đảo nằm cách đất liền gần 30km, dân số hơn 22.000 người. Với lợi thế khung cảnh hoang sơ, chi phí du lịch tiết kiệm, những năm gần đây, Lý Sơn là "nam châm" hút du khách của Quảng Ngãi.

Điểm ấn tượng của Lý Sơn là vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ được ví như hòn ngọc giữa biển khơi. Nơi đây còn là bảo tàng sống động về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản địa chất núi lửa biển, lưu giữ nhiều tài liệu quý giá về lịch sử xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông từ nhiều thế kỷ trước, thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá.

Giữa biển trời bao la, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Lý Sơn được ví là thiên đường giữa biển khơi. Mỗi năm, huyện đảo này đón hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước. Trong định hướng của tỉnh và chỉ đạo của Trung ương, đảo Lý Sơn đang được đầu tư phát triển để trở thành trung tâm du lịch quốc gia...

Những năm gần đây, Lý Sơn đa dạng hóa sự kiện văn hoá, thể thao gắn liền với những sản phấm du lịch có sẵn để tăng sức hút cho du lịch đất đảo. Riêng năm 2023, Quảng Ngãi tổ chức tuần lễ du lịch biển, đảo với chủ đề “Lý Sơn - Kỳ quan biển, đảo”.

Đây là chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch, góp phần phát triển đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo với nhiều hoạt động như: Giải dù lượn, chạy việt dã “Cung đường đảo Lý Sơn”, hội đua thuyền truyền thống tứ linh, bóng chuyền bãi biển…

Giải bơi vượt biển được kỳ vọng trở thành thương hiệu du lịch.

Đáng chú ý, huyện đảo Lý Sơn còn đang tập trung phát triển giải bơi vượt biển và kỳ vọng giải bơi này thành thương hiệu du lịch Quảng Ngãi.

“Chúng tôi sẽ hình thành giải bơi vượt biển thành hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch. Huyện xem đây là cơ hội vàng để giới thiệu, quảng bá văn hóa, hình ảnh du lịch Lý Sơn đến với du khách, góp phần cụ thế hóa định hướng của Đảng về phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo quốc gia”, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh, nói.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Thời gian qua, Quảng Ngãi có những nỗ lực lớn trong công tác quy hoạch, thu hút, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành một số sản phẩm du lịch, điểm đến hấp dẫn, nhằm tạo dấu ấn và khẳng định thương hiệu du lịch Quảng Ngãi.

Hiện nay, tỉnh tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, riêng trong giai đoạn 2021- 2026, có một số dự án trọng điểm như: Khu dịch vụ - du lịch An Vĩnh và Khu dịch vụ - du lịch Đồng Hộ, An Hải (huyện Lý Sơn); Khu du lịch sinh thái Cà Đam và Khu du lịch sinh thái Trà Bói (huyện Trà Bồng).

Đồng thời, đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch; xây dựng và triển khai Đề án “Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch”, đáp ứng nhu cầu của du khách; phát triển các sản phẩm công nghệ 4D, VR360 phục vụ trải nghiệm cho du khách tại một số điểm du lịch trong tỉnh.

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch, nhất là các tỉnh, thành phố trong liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành chuỗi liên kết phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Lý Sơn được xác định làm hạt nhân trong tứ giác phát triển: Lý Sơn – Bình Sơn – Mỹ Khê – Sa Huỳnh (ảnh Thanh Trung).

“Quảng Ngãi phát triển mạnh 3 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, lấy du lịch biển- đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm trọng tâm và du lịch sinh thái làm nền tảng cho phát triển du lịch bền vững. Trong đó, xác định Lý Sơn làm hạt nhân trong tứ giác phát triển: Lý Sơn – Bình Sơn – Mỹ Khê – Sa Huỳnh để tập trung khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch biển, đảo, hình thành các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, tổ hợp giải trí có quy mô lớn”, Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Quảng Ngãi: Người dân khu tái định cư mỏi mòn chờ sổ đỏ

Quảng Ngãi: Người dân khu tái định cư mỏi mòn chờ sổ đỏ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

12 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

12 Jul, 01:27 PM

Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ