Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm thủy sản miền Bắc
Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại; phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới; tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, cơ khí hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững...
“Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh” được tổ chức với mục đích thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 1664 về nuôi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nhận diện tình hình nuôi biển trên thế giới và trong nước hiện nay; triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch nuôi biển và các thủ tục đánh giá tác động môi trường, cấp phép, giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh trong thời gian tới.

Với đường bờ biển dài 250 km, trên 40.000 ha bãi triều, gần 19.000 ha rừng ngập mặn, 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2, 03 khu bảo tồn biển, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm thủy sản miền Bắc.
Theo Bí thư Thành ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, tỉnh đã quy hoạch 45.246 ha khu vực biển giành cho phát triển nuôi biển với quan điểm phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, gia tăng giá trị, bền vững gắn với bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp và bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Trong đó, đổi mới cơ cấu giống, sản phẩm nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản; phát triển các vùng nuôi biển tập trung, ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất và tổ chức sản xuất hiện đại, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp thủy sản và các hình thức hợp tác, chuyển từ mô hình sản xuất hàng hóa dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, chạy theo sản lượng sang mô hình liên kết đa chủ thể, theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm, lấy nhà nông chuyên nghiệp làm nòng cốt, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu, hướng tới đa giá trị, tận dụng tối đa thị trường khách du lịch tại Quảng Ninh mỗi năm gần 20 triệu lượt để đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ.
Kết hợp nuôi trồng hải sản hướng ra biển với khai thác thủy, hải sản công nghệ cao, hiệu quả, bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo theo hướng dịch chuyển và giảm diện tích, mật độ nuôi ở vùng biển từ 03 hải lý trở vào; mở rộng diện tích nuôi thủy sản biển phù hợp với sức tải môi trường trong giới hạn từ 3 đến 6 hải lý và ngoài 6 hải lý.
Hội nghị được kỳ vọng sẽ trở thành sự kiện thường niên, cầu nối thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào nuôi biển, đầu tư hệ thống hạ tầng logistics phục vụ nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới.

Quảng Ninh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư
Kinhtedothi-Chương trình Gặp gỡ Xuân Giáp Thìn 2024 là sự kiện ý nghĩa đối với tỉnh Quảng Ninh, đem đến cơ hội quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch của tỉnh.

Quảng Ninh: Chi khoảng 150 tỷ đồng cải tạo đồi Đặng Bá Hát thành công viên
Kintedothi-TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đang tiến hành lập dự án "Quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư đường Đặng Bá Hát" (thuộc phường Hồng Gai và phường Yết Kiêu) và dự kiến cuối năm 2024 đưa vào sử dụng. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 150 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông
Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.