80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng vào những đổi mới

Kinhtedothi - Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV được coi là dấu mốc để mở ra một giai đoạn mới với những kỳ vọng mới, yêu cầu mới cao hơn trong hoạt động Quốc hội. 499 đại biểu Quốc hội khóa XV sẽ chính thức nhận nhiệm vụ của mình trước cử tri và Nhân dân cả nước, để quyết định những nội dung quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với cả nhiệm kỳ. Và hành trang mà mỗi đại biểu dù là lần đầu hay đã quen thuộc với nghị trường bước vào Kỳ họp chính là những tâm tư, nguyện vọng, niềm tin của cử tri và Nhân dân gửi gắm.
Chủ tịch Quốc hội khóa XV Vương Đình Huệ thực hiện nghi thức tuyên thệ
Đổi mới và đột phá hơn nữa trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao, cũng như quyết định vấn đề quan trọng của đất nước là mục tiêu Quốc hội khóa XV hướng tới và cũng là đòi hỏi của thực tiễn, mong mỏi của cử tri. Quốc hội cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; đặc biệt là ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt để tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội… Nhân dân, cử tri hy vọng Quốc hội khóa XV tiếp tục chuyển mạnh hơn nữa sang “Quốc hội tranh luận” như Quốc hội khóa XIV đã khởi đầu để có thể phân tích sâu trong quyết định những vấn đề quan trọng.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa những mục tiêu đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp của Quốc hội, một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chính là bản lĩnh của đại biểu Quốc hội. “Đại biểu phải tận tụy để dân mến, trách nhiệm để dân thương, kỷ cương để dân trọng, năng động để dân nhờ” là những định hướng đã được đúc kết.

Hy vọng, Quốc hội khóa XV sẽ có những đại biểu dám lên tiếng và biết cách lên tiếng như nhiều đại biểu đi trước đã có bản lĩnh, chính kiến, những cách làm, phong cách khác nhau để mang “tiếng dân” tới nghị trường. Luôn lắng nghe được những tiếng nói và cả những nỗi niềm chưa được nói ra của người dân, chắt lọc thành những quyết sách phù hợp nhất. Như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói, đại biểu phải phát huy tối đa năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đem “hơi thở cuộc sống” vào nghị trường, hiến kế giúp Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, ban hành quyết sách đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Hy vọng tinh thần của một Quốc hội đổi mới, tranh luận và ngày càng chuyên nghiệp sẽ được thể hiện rõ ngay từ kỳ họp đầu tiên, để đưa ra những quyết sách quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ