Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội sẽ giám sát về quản lý, sử dụng nguồn lực trong phòng, chống dịch

Kinhtedothi - Chiều 6/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Trong đó, Quốc hội quyết định chọn hai chuyên đề giám sát liên quan đến sử dụng nguồn lực phòng chống dịch và công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo...

Trong Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, 4 chuyên đề được đưa ra để lựa chọn giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Cụ thể gồm: Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021. 

Căn cứ kết quả lựa chọn, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề 1 (chiếm 61,94%) và chuyên đề 2 (chiếm 59,46%); chuyên đề 3 và 4 sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Đối với chuyên đề 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 là vấn đề được cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi và được đa số các vị đại biểu Quốc hội lựa chọn. Kết quả kiểm toán, thanh tra về nội dung này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát tối cao một cách toàn diện hơn.

Hơn nữa, thực tế công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng; do đó, việc giám sát kết hợp như chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn, góp phần định hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với chuyên đề 2, các chương trình mục tiêu quốc gia này đều được ban hành từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (tính đến năm 2023 cũng được nửa nhiệm kỳ), có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, tác động rộng lớn đến đối tượng thụ hưởng, phần lớn ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện thời gian qua còn chậm so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cũng như triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo.

Do đó, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc lựa chọn chuyên đề này để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao là rất cần thiết, nhằm mục đích nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tháo gỡ kịp thời, giúp cho việc thúc đẩy triển khai chương trình đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra; đồng thời, cũng phù hợp với quyết định của đa số đại biểu Quốc hội.     

Đồng thời, trong Nghị quyết được thông qua, tại Kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2023), Quốc hội sẽ xem xét tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...

Bộ GTVT trình Quốc hội 3 dự án cao tốc hơn 84.000 tỷ đồng

Bộ GTVT trình Quốc hội 3 dự án cao tốc hơn 84.000 tỷ đồng

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ