Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Kinhtedothi - Chiều 20/6, Quốc hội thông qua Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với 457/462 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 93,08% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trước khi các đại biểu bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí, một số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí phương án 1: “Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí”; một số ý kiến nhất trí phương án 2: “Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, vũ khí tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, văn kiện của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật đã thể hiện nhất quán quan điểm về xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng là bộ phận của nền công nghiệp quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, để bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí với phương án 1 và đề nghị Quốc hội cho tiếp thu, chỉnh lý Điều 17 theo hướng quy định nguyên tắc về chủ thể được thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí và bỏ nội dung quy định tại Điều 18 của dự thảo Luật trình Quốc hội để giao Chính phủ quy định cụ thể nhằm áp dụng linh hoạt trong thực tiễn như đã chỉnh lý trong dự thảo Luật.
Về các trường hợp nổ súng quân dụng, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, cân nhắc quy định về xác định hành vi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm làm căn cứ nổ súng để bảo đảm tính khả thi.

Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giải trình tại Báo cáo số 105/BC-UBTVQH ngày 08/5/2017 và thấy rằng, việc quy định tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội làm căn cứ quyết định nổ súng tại Điều 24 dự thảo Luật trình Quốc hội là yêu cầu đòi hỏi người sử dụng vũ khí phải nhận thức, đánh giá được hành vi của đối tượng đang thực hiện là hành vi tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, điều luật đã quy định người sử dụng vũ khí phải “biết rõ” tính chất về hành vi của người vi phạm pháp luật để quyết định nổ súng; quy định như dự thảo Luật là chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ