Quốc hội thông qua phân bổ ngân sách T.Ư năm 2016

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách T.Ư năm 2016.

Trong đó, tổng số thu cân đối ngân sách T.Ư là 596.882 tỷ đồng; tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 417.618 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách T.Ư là 850.882 tỷ đồng, trong đó dự toán 211.221 tỷ đồng để bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Quốc hội thông qua phân bổ ngân sách T.Ư năm 2016 - Ảnh 1
Trong Nghị quyết, Quốc hội cũng giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) và mức phân bổ Ngân sách T.Ư cho từng Bộ, ngành, cơ quan khác ở T.Ư và từng tỉnh, TP trực thuộc T.Ư theo đúng quy định của Luật NSNN, Nghị quyết của Quốc hội và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh, thành phố.

Chính phủ giao vốn Ngân sách T.Ư hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2016. Sau khi Chính phủ ban hành các định mức phân bổ cụ thể, thực hiện điều chỉnh, cân đối lại mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho từng địa phương theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020. Chính phủ Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các cấp quyết định giao dự toán thu, chi NSNN năm 2016 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi NSNN trước ngày 31/12/2015; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

Nghị quyết cũng chỉ ra, Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan khác ở T.Ư và địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án hợp tác công tư (PPP), xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước. Phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư…