Tuy nhiên hồ sơ đề nghị giải quyết đã nộp cho cơ quan quận từ đầu tháng 5/2019 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong do phải tiến hành thủ tục kiểm tra. Cho tôi hỏi quy định nào yêu cầu kiểm tra đối với hồ sơ đề nghị giải quyết thai sản nêu trên? " - Nguyễn Mai Linh (quận Hà Đông)BHXH Hà Nội trả lờiTheo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật để hưởng trợ cấp thai sản, lạm dụng quỹ BHXH như thành lập công ty ký hợp đồng với người lao động mang thai nhưng thực tế không làm việc để hưởng chế độ thai sản, người lao động gửi đóng BHXH, nâng cao mức đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản. Chính vì vậy, để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, cơ quan BHXH TP Hà Nội cũng như BHXH các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư khác đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại các văn bản số: 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, 1973 ngày 27/5/2017 thực hiện tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ thai sản mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện có hiện tượng đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc, không có tiền lương hoặc tiền công tại đơn vị thì không giải quyết hưởng chế độ thai sản, đồng thời báo cáo và đề nghị UBDN tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan có chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và kết luận xử lý vi phạm; những vụ vi phạm điển hình đề nghị truy tố trước pháp luật.