Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.
Theo Nghị định, các hình thức hỗ trợ nhà ở người có công gồm có: tặng nhà (Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng); hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 100 Nghị định này; hỗ trợ khi mua nhà cũ thuộc sở hữu Nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Nhiều đối tượng người có công được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức khác nhau. Ảnh: Tống Giáp
Ngoài ra còn có hình thức hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.
Người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo nguyên tắc căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của T.Ư, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp.
Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở cũng như pháp luật khác có liên quan.
Các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm có: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
Ngoài ra còn có thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng.
Kinhtedothi – Người có công với cách mạng được tặng quà tiền mặt là 1.000.000 đồng và hiện vật trị giá 250.000 đồng. Ngoài ra, người có công được hưởng các chế độ ưu đãi khác như tiền ăn thêm ngày lễ, Tết; hỗ trợ thuốc, điều trị và phục hồi sức khỏe; tiền tàu xe về thăm gia đình...
Kinhtedothi – Mức chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng. Cùng với đó, là các chế độ điều dưỡng sức khỏe và chế độ khác dành cho người có công cũng tăng lên từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.
Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…
Kinhtedothi - Ngày 29/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (chương trình).
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.