Quá tải do sử dụng đất mất cân đốiThời gian qua, do tác động của tốc độ đô thị nhanh, dân số tăng cao dẫn đến quỹ đất vốn hạn hẹp tại 4 quận nội đô lịch sử của Hà Nội càng trở nên bí bách. Trong khi số lượng nhà ở, đặc biệt nhà cao tầng vẫn xuất hiện xen lẫn trong khu vực diện tích đất cũ, ăn theo hạ tầng hiện có thì diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng giao thông, trường học lại quá ít. Tại quận Hoàn Kiếm, do thiếu quỹ đất nên nhiều trường học có khuôn viên nhỏ hẹp, chưa đủ diện tích theo chuẩn, thiếu sân chơi bãi tập, thiếu khu thể chất... Trong khi tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh trên địa bàn quận mới chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu (chủ yếu là sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường)…Đáng chú ý, sau khi di dời các cơ sở gây ô nhiễm khỏi các quận này, quỹ đất cũng chưa được bố trí cho phát triển không gian xanh, không gian công cộng một cách hợp lý… Chính việc mất cân đối về cơ cấu sử dụng đất đã dẫn đến tình trạng quá tải, đô thị phát triển thiếu cân bằng.Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, giai đoạn trước khi đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là QHCHN 2030) được duyệt năm 2011, việc quản lý quy hoạch xây dựng, đất đai và dự án đều được thực hiện theo quy hoạch chi tiết các quận được TP phê duyệt thời điểm năm 2002. Quá trình nghiên cứu, đồ án QHCHN 2030 cơ bản đã cập nhật nội dung đồ án quy hoạch chi tiết các quận được duyệt. Tuy nhiên, đồ án QHCHN 2030 được lập trên tỷ lệ 1/10.000, do đó, ranh giới, chức năng sử dụng đất hiện trạng chưa hoàn toàn chính xác. Vì vậy, việc lập, thẩm định và phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu tại 4 quận nội đô lịch sử sẽ giúp UBND TP kiểm soát phát triển và quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời là cơ sở pháp lý quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng, sử dụng đất đai...Tăng quỹ đất giao thông, đất công cộngTheo đại diện Sở QHKT Hà Nội, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại 4 quận nội đô lịch sử có ký hiệu H1-1 (A,B,C) (quận Hoàn Kiếm); H1-2 (quận Ba Đình); H1-3 (quận Đống Đa); H1-4 (quận Hai Bà Trưng), có tổng diện tích đất hơn 2.700ha. Các chức năng sử dụng đất khác nhau được tổ chức, sắp xếp lại nhằm đạt chỉ tiêu đô thị bền vững để phát triển. Trong tổng quỹ đất được quy hoạch chủ yếu là đất đơn vị ở có diện tích khoảng hơn 1.343ha, đạt chỉ tiêu 20,75m2/người.Đáng chú ý, đất giao thông đô thị được bố trí tổng diện tích khoảng 471,22ha, đạt chỉ tiêu 7,28m2/người, bao gồm: Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường chính khu vực, đường khu vực, quảng trường, ga, đường sắt đô thị, bến - bãi đỗ xe. Trong khi đó, đất cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao có tổng diện tích khoảng 247,14ha, đạt chỉ tiêu 3,82m2/người; Đất trường THPT được bố trí với tổng điện tích khoảng 18,34ha; đạt chỉ tiêu: 0,28m2/người (tương ứng 7,1m2/học sinh).Bên cạnh đó, đất công cộng đô thị, hỗn hợp có tổng diện tích khoảng 284,54ha, đạt chỉ tiêu 4,39m2/người. Cụ thể, đất công cộng đô thị có diện tích khoảng 161,8ha, được tổ chức thành các trung tâm để phục vụ nhu cầu chung của TP với chức năng như: Thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn, tài chính, y tế, văn hóa - thể dục thể thao, hành chính quản lý đô thị và công trình dịch vụ công cộng khác như: Bể bơi, thư viện, bảo tàng, rạp xiếc, rạp chiếu phim, rạp hát, cửa hàng xăng dầu... Ngoài ra, đất hỗn hợp có tổng diện tích khoảng 122,74ha, là đất sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: thương mại, dịch vụ, văn phòng, ở... (trong đó ưu tiên bố trí các chức năng thương mại, dịch vụ, công cộng, công trình hạ tầng xã hội) để cân đối bố trí đủ quỹ đất công cộng đô thị còn thiếu.
Cả 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể là phù hợp với toàn bộ quy hoạch cấp trên, các quy định, quy chế quản lý quy hoạch. UBND TP Hà Nội đã có văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ VHTT&DL thống nhất về các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ như về tiêu chuẩn, quy chuẩn; chiều cao công trình; khu vực phố cổ, phố cũ, hồ Gươm và phụ cận...Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn |