Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quyết tâm đổi mới

Kinhtedothi - Trước khi bước vào ngày khai giảng, vài câu chuyện buồn đã xuất hiện ở đâu đó ở một trường hay một vài địa phương.

Đó là câu chuyện phụ huynh góp 300.000 đồng để chọn giáo viên chủ nhiệm, hay trẻ mầm non phải góp tiền mua ghế vì phải “nhập gia tùy tục”, hoặc những vấn đề về mua đồng phục, chất lượng trường lớp… Thế nhưng, đó cũng chỉ là một vài sự vụ khiến “con sâu làm rầu nồi canh”.

Ảnh: AH

Từ Chính phủ đến các cấp bộ, ngành đều đang quyết tâm đổi mới và xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.

Có thể thấy, một trong những vấn đề nổi cộm nhất của ngành giáo dục hiện này là những bất cập trong tuyển dụng giáo viên. Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo chưa thật sự hợp lý. Hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên - nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu.

Chưa có Luật quy định riêng để quan tâm đến yếu tố đặc thù của nhà giáo trong tuyển dụng. Chưa có giải pháp mạnh mẽ để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục như chế độ tuyển dụng, tiền lương, phụ cấp nên xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học, địa phương như trong cùng một địa phương thừa giáo viên các môn như Ngữ văn, Toán.., thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù như Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật...

Để giải quyết trước khó khăn trước mắt, ngày 31/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu được phân bổ bảo đảm số lượng và chất lượng; nguyên tắc là ở đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng... Những chỉ đạo hết sức cụ thể về vấn đề tuyển dụng giáo viên của người đứng đầu Chính phủ đã phần nào tháo gỡ những khó khăn về đội ngũ nhân lực cho các trường, cụ thể là động thái bổ sung thêm 64.000 biên chế giáo viên trên cả nước.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, mỗi học sinh, mỗi phụ huynh luôn tâm niệm “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Chúng ta xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển. Chính vì vậy, ngành giáo dục luôn được quan tâm, đầu tư theo đúng tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Hôm nay (5/9), trên khắp các địa bàn cả nước, nhà nhà, trường trường hân hoan tổ chức khai giảng năm học mới 2022 - 2023. Lắng lại sau những phút vui mừng đón ngày khai giảng vẫn còn đó các vấn đề về sách giáo khoa, vướng mắc của chương trình giáo dục phổ thông, vấn đề thu - chi đầu năm… sẽ cần ngành giáo dục phải giải quyết, chấn chỉnh ngay sau khi bước vào những ngày đầu tiên của năm học mới. Giải quyết những vướng mắc đó cũng vì mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn - thân thiện - hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui với các em trong năm học mới này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ