Sau 2 năm ngành du lịch bị tác động bởi dịch Covid-19, chiều 17/11, đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Quảng Nam đã xuống sân bay Đà Nẵng. |
Thực tế từ tháng 10, 11 trở lại đây đã chứng kiến một loạt các thông báo và hành động mở cửa du lịch ở Đông Nam Á, như Thái Lan, Maylaysia, Capuchia, Singapore, Philippines … cùng với việc điều chỉnh các chính sách để hồi sinh ngành Du lịch nhằm bảo vệ sinh kế và cứu nền kinh tế của họ thoát khỏi tình trạng suy thoái kéo dài.Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngành lữ hành và du lịch tạo ra khoảng 12,1% tổng thu nhập quốc nội của các nước Đông Nam Á. Con số này lên tới hơn 380 tỷ USD vào năm 2019, và cũng giải thích cho "sự vội vã” của các quốc gia khi mở cửa trở lại trong mùa này. Chính vì tiềm năng này, các nước mạnh về du lịch nhanh chóng muốn mở cửa. Dù vậy, kết quả diễn ra như kỳ vọng. Đơn cử như Thái Lan, hoàn toàn mở cửa biên giới từ 1/11, chính thức mở cửa đón khách quốc tế từ hơn 60 quốc gia, nhưng vẫn khan hiếm khách quốc tế... Du lịch của Singapore tốt hơn một chút, trở lại 6,3% số lượng du lịch thông thường vào cuối năm. Malaysia có thể sẽ chỉ đạt 1,9% lượng du khách bình thường vào cuối năm…Mặc dù vậy, việc đánh cược vào du lịch trong khi biến chủng Omicron vẫn đang diễn biến khó lường là bước đi cần thận trọng và chắc chắn. Nếu như kiểm soát tốt, đây sẽ là cơ hội để cứu vãn nền kinh tế, nhưng nếu lơ là, đó cũng là mối nguy có thể khiến bùng dịch một lần nữa. Tại Việt Nam, nếu mở cửa đường bay thương mại quốc tế chậm hơn nữa thì không chỉ mất đi cơ hội thu hút khách mà còn mất cơ hội mở ra cho các ngành kinh tế khác. Thực tiễn cho thấy dù tăng chi phí nhưng có nhiều du khách phải đi đường vòng từ Mỹ bay đến Campuchia mới về Việt Nam. Qua đó cho thấy việc mở cửa là tất yếu nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch.Hiện các hạn chế đã được nới lỏng và sẽ tiếp tục dỡ bỏ dần trên toàn quốc, nhưng điều quan trọng là mọi người phải thận trọng, có trách nhiệm tuân theo các hướng dẫn của Chính phủ, và tuân thủ các quy định để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đồng thời góp phần ngăn chặn những làn sóng lây nhiễm Covid-19 tiếp theo. Các chuyên gia cho rằng, các địa phương đủ điều kiện đón khách quốc tế cần nâng cao chất lượng dịch vụ trong hành trình tour khép kín, từ giải trí vui chơi đến ăn uống lưu trú… Có như vậy mới khiến khách quốc tế chọn Việt Nam là điểm đến an toàn sau đại dịch. Cần có ngay giải pháp hỗ trợ cho DN du lịch. Phải xây dựng cơ chế thu hút lại nhân lực; hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại; phát triển sản phẩm mới, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế; ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động. Bên cạnh đó, công nghệ không chỉ giúp du khách giải quyết những tình huống đột xuất trong chuyến đi của họ mà còn giúp xử lý những chướng ngại khó lường trên đường nhờ vào độ nhạy bén và chủ động ngày càng tăng cao, cũng như cho phép khách du lịch đưa ra quyết định sáng suốt hơn về sức khỏe và sự an toàn.