Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quýt Cao Phong được mùa, được giá

Người dân ở huyện Cao Phong đang bắt tay vào thu hoạch giống cây xen canh - quýt Ôn Châu. Mùa vụ này, quýt đạt năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao hơn so với năm trước.
Quýt được mùa, được giá, người nông dân ở Hoà Bình phấn khởi. Ảnh: Anh Đạt  

Những ngày đầu tháng 9, PV Báo Lao Động có mặt tại thủ phủ cam, quýt Cao Phong (Hòa Bình). Người dân nơi đây đang bắt tay vào thu hoạch quýt Ôn Châu vụ mùa 2023.

Quýt Ôn Châu là cây ăn quả chín sớm, được trồng xen canh với các giống cam như: Cam lòng vàng, cam mát, cam Canh, cam Xã Đoài... tại các vườn trồng thuộc thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong, Dũng Phong, Bắc Phong...

Theo người dân nơi đây, mùa vụ này, quýt Ôn Châu đạt năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao hơn so với năm ngoái. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên khắp thị trường trong và ngoài tỉnh. Thời vụ thu hoạch quýt Ôn Châu thường kéo dài khoảng 2 tháng.

Quýt Ôn Châu là cây ăn quả chín sớm, được trồng xen canh với các giống cam. Ảnh: Anh Đạt.

Ông Đỗ Ngọc Hà (xã Tây Phong, Cao Phong) cho biết, năm nay, gia đình trồng xen canh quýt Ôn Châu khoảng 1.000 m2. Sản lượng đạt khoảng 7-8 tạ quả. Giá bán tại vườn dao động từ 26.000-28.000 đồng/kg, trong khi giá năm trước khoảng 24.000 đồng/kg.

Theo ông Hà, quýt Ôn Châu được người dân ở huyện Cao Phong trồng từ hàng chục năm nay. Từ khi trồng đến khi thu bói là 4 năm, năm thứ 5 bắt đầu cho khai thác.

Bà Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm, khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết, các thành viên hợp tác xã đã trồng quýt Ôn Châu theo đúng quy trình VietGAP đảm bảo tuyệt đối về quy trình chăm sóc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi thu hoạch, quýt Ôn Châu sẽ được rửa sạch bằng hệ thống máy sục ozone, sau đó đóng hộp để làm quà tặng phân phối đến khách hàng với giá 45.000 đồng/kg và giá bán ngoài thị trường dao động 30.000-35.000 đồng/kg.

Theo bà Thuỷ, quýt Ôn Châu đang là sản phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Loại quả này có vỏ mỏng, mọng nước, tép vàng và không có hạt; có thể dùng tay bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống.

Các quán cà phê, giải khát rất thích mua quýt Ôn Châu để vắt nước, bởi quả mọng nước và màu nước vàng rất bắt mắt.

Sau khi thu hoạch, quýt Ôn Châu sẽ được rửa sạch bằng hệ thống máy sục ozone. Ảnh: Minh Nguyễn.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Phong, niên vụ năm 2023, diện tích cam, quýt toàn huyện Cao Phong khoảng 1.358ha, sản lượng trên 20.000 tấn.

Ông Bùi Văn Dán, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong đánh giá, với sản lượng, chất lượng, giá bán tương đối ổn định, giống quýt Ôn Châu đang mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng cam ở huyện Cao Phong.

Theo ông Dán, quýt Ôn Châu chủ yếu được trồng xen với các giống cam khác, nhờ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy trình về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng quả ngày càng cao.

Quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp thương hiệu được "đánh thức"

Quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp thương hiệu được "đánh thức"

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ