Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ra mắt Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam

Kinhtedothi - Ngày 11/12, Bộ Tài chính đã tổ chức lễ ra mắt Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam. Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Sở GDCK Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Sở GDCK Việt Nam ra đời là cột mốc quan trọng của ngành chứng khoán, đánh dấu sự hoàn thiện của quá trình tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Đây là nỗ lực hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức vận hành thị trường nhằm đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.
 Lễ ra mắt Sở GDCK Việt Nam
Cũng tại buổi lễ, Sở GDCK Việt Nam đã ra mắt bộ nhận diện thương hiệu và trang thông tin điện tử.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, Sở GDCK Việt Nam ra đời sẽ thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường. Đặc biệt, sự ra đời của Sở GDCK Việt Nam sẽ thống nhất các mảng của thị trường hiện còn phân tán, từ đó thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, giúp tăng quy mô, vị thế của TTCK Việt Nam để hội nhập và liên kết quốc tế.
Với sự ra đời của Sở GDCK Việt Nam, Phó Thủ tướng kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ có sự phát triển vững mạnh hơn, hiệu quả hơn, đóng góp thiết thực hơn vào sự phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính chỉ đạo UBCKNN, Sở GDCK Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 để đề xuất phương hướng cho Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030; tập trung rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; tạo lập môi trường đầu tư công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật; đẩy mạnh hiện đại hóa hạ tầng công nghệ, làm chủ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, tăng sức cạnh tranh và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam với các thị trường trong khu vực và trên thế giới; triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sẽ cụ thể hóa thành Chiến lược cho ngành trong 10 năm tới và các chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất và sẽ chỉ đạo UBCKNN, Sở GDCK Việt Nam và các công ty con, phối hợp với các đơn vị trong, ngoài ngành tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Chính phủ giao phó. Sở GDCK Việt Nam sẽ kế thừa, phát huy những truyền thống, thành tích tốt đẹp của 2 Sở GDCK, đồng thời đổi mới mô hình quản trị, tăng cường năng lực, hiệu quả và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong việc tổ chức giao dịch chứng khoán, góp phần phát triển TTCK an toàn, bền vững, minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ