Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát, cho ý kiến hoàn thiện quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030

Kinhtedothi- Dù chưa có tiền lệ, nhưng hơn 2 năm qua, các sở, ban ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp rà soát, hoàn thiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quang cảnh cuộc họp.

Theo bà Trần Thị Mỹ Ái- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), từ tháng 7/2022 đến nay, sở phối hợp với đơn vị tư vấn, các sở, ban ngành, địa phương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch tỉnh) và đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy định.

Tại phiên họp thẩm định quy hoạch tỉnh và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch do Bộ KH&ĐT chủ trì vào ngày 16/3/2023, Hội đồng thẩm định đã nêu ra những cơ hội, tiềm năng, lợi thế phát triển của Quảng Ngãi so với các địa phương khác. Đồng thời lưu ý các nội dung cần tiếp tục bổ sung, phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế lớn, các “điểm nghẽn”.

Phối cảnh tổng thể quy hoạch tỷ lệ 1/2000 khu vực xã Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi).

Trong đó, đặc biệt tập trung làm rõ vấn đề về cân đối cơ cấu phát triển kinh tế, phát triển đô thị của Quảng Ngãi và khả năng, giải pháp tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng; xác định rõ các khu vực động lực chính để ưu tiên đầu tư, tạo nên hiệu ứng lan tỏa trong phát triển.

Trên cơ sở các ý kiến của Hội đồng thẩm định, đến nay, Sở KH&ĐT và đơn vị tư vấn đang giải trình, tiếp thu và điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nội dung hồ sơ quy hoạch tỉnh và xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tỉnh.

Ông Đặng Văn Minh- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc lập quy hoạch tỉnh dù chưa có tiền lệ, nhưng trong hơn 2 năm qua, các sở, ban ngành, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện. Kết quả, Quảng Ngãi là tỉnh thứ 29 (trong tổng số 63 tỉnh, thành) có sản phẩm trình Hội đồng thẩm định quốc gia (HĐTĐQG)

Ông Đặng Văn Minh- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

"Đây là kết quả đáng trân trọng, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao đóng góp của các sở, ban ngành, địa phương, các chuyên gia, đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh, đánh giá môi trường chiến lược"- ông Minh nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tư vấn- cơ quan đầu mối tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia của thành viên HĐTĐQG và kết luận của Chủ tịch HĐTĐQG; điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, giải trình cụ thể đối với những nội dung góp ý. Các sở, ngành, địa phương khẩn trương tập trung rà soát, góp ý bổ sung đối với các nội dung tư vấn đã tổng hợp.

Về các nội dung đề xuất trong báo cáo của Sở KH&ĐT, ông Minh cơ bản thống nhất, tuy nhiên yêu cầu cần thay đổi nội dung và trách nhiệm của đơn vị tư vấn và thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, trình HĐND tỉnh vào tháng 5/2023.

“Chúng ta đã làm rất tốt trong thời gian vừa qua, đến nay nhiệm vụ quy hoạch tỉnh đã đi vào giai đoạn cuối, do đó rất cần có sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác phối hợp, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh để sớm có sản phẩm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”-ông Minh nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

08 Apr, 10:30 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568).

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

08 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Giai đoạn 2025-2030, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) sẽ chuyển đổi hơn 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gồm 432ha đất trồng lúa; 3.159ha đất trồng cây hàng năm; 7.032ha đất trồng cây lâu năm; 3.037ha đất rừng sản xuất; 19ha đất rừng phòng hộ; 595ha đất nuôi trồng thủy sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ