Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát kinh phí tăng thêm gần 15.000 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH rà soát kinh phí tăng thêm 14.917 tỷ đồng khi điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng; làm rõ cơ sở pháp lý tăng thêm 20,8% mức trợ cấp với đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hàng tháng.

Đây là đề nghị của Bộ Tài chính khi góp ý dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp hàng tháng do Bộ LĐTB&XH xây dựng.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐTB&XH rà soát kinh phí tăng thêm 14.917 tỷ đồng khi điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng. Ảnh minh họa.

Theo đó, đối với đề xuất việc điều chỉnh tăng thêm 20,8% đối với đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995, Bộ Tài chính cho rằng: Việc điều chỉnh tăng thêm 20,8% trên mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hàng tháng của tháng 6/2023 cho đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (từ ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội) là phù hợp. Lý do bởi đối tượng này chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Tuy nhiên, Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 quy định chỉ thực hiện điều chỉnh tăng thêm 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐTB&XH bổ sung, làm rõ cơ sở pháp lý đề xuất việc điều chỉnh tăng thêm 20,8% với đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Tài chính cũng có ý kiến về dự kiến kinh phí tăng thêm. Tại dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của Nghị định, Bộ LĐTB&XH dự kiến kinh phí tăng thêm khi thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng là 14.917 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách nhà nước là khoảng 3.200 tỷ đồng; nguồn quỹ bảo hiểm xã hội khoảng 11.747 tỷ đồng.

Sau khi rà soát, Bộ Tài chính dự kiến kinh phí tăng thêm khi thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng là 12.658 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách nhà nước là khoảng 2.983 tỷ đồng, nguồn quỹ bảo hiểm xã hội khoảng 9.675 tỷ đồng.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐTB&XH phối hợp với bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát kinh phí tăng thêm khi điều chỉnh lương hưu để bổ sung vào Tờ trình Chính phủ và hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động.

Đồng thời, Bộ LĐTB&XH rà soát các nội dung tại dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo Nghị định và dự thảo Báo cáo đánh giá tác động để sửa lại đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo “Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/10/1995” thành “Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995” để đảm bảo chính xác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trước đó, Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, thực hiện từ ngày 1/7/2023. Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh như sau:

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng, sau khi điều chỉnh thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Riêng đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1/1/1995 không thực hiện điều chỉnh theo quy định này.

 

Cách tính lương hưu năm 2023, mỗi tháng được bao nhiêu tiền?

Cách tính lương hưu năm 2023, mỗi tháng được bao nhiêu tiền?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gia tăng số người được hưởng lương hưu

Gia tăng số người được hưởng lương hưu

01 Jul, 09:32 AM

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

29 Jun, 02:29 PM

Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…

Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

Ninh Bình: nhiều cách làm sáng tạo trong giảm nghèo

24 Jun, 09:31 AM

Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ