80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát kỹ trước khi trình Quốc hội xem xét

KTĐT - Ngày 15/5, UBTV Quốc hội đã xem xét Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh, Dự thảo đưa ra những quy định mới như yêu cầu nhà thầu nước ngoài liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam; Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đủ khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Bổ sung một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu như: Giá thấp nhất, giá cố định, khắc phục tình trạng nhà thầu được lựa chọn do chào giá thấp nhất nhưng không có năng lực, kinh nghiệm. Đồng thời, quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong đấu thầu, thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân vi phạm...

Thẩm định Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị: Cần có quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu trong trường hợp các dự án cho mục tiêu đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên và chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư.

Mặc dù đánh giá cao Dự thảo đã tập trung sửa đổi, khắc phục những bất cập trong đấu thầu hiện nay như thông thầu, quân xanh quân đỏ…, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển vẫn băn khoăn: Dự thảo Luật có nên điều chỉnh với cả việc mua sắm thường xuyên ở quy mô nhỏ? Đồng thời, quanh tính hợp lệ của nhà đầu tư, Dự thảo đã nêu ra nhiều yêu cầu, nhưng có những điểm trong thực tế khó phân tích được như  quy định "có khả năng thu xếp nguồn lực thực hiện dự án theo yêu cầu". Ông Hiển cho rằng, khả năng thu xếp nguồn lực có rất nhiều vấn đề. Do đó, nên có quy định thế nào cho cụ thể hơn và khẳng định rõ việc xác định nhà thầu có đủ năng lực tài chính để đảm bảo tính vững chắc.

Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai lại băn khoăn về việc đấu thầu thuốc sẽ được điều chỉnh như thế nào trong Luật. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, vấn đề này, Bộ KH&ĐT và Bộ Y tế đã thống nhất sẽ có thông tư hướng dẫn riêng.

Do là Dự thảo Luật mới được bổ sung vào chương trình xây dựng Luật năm 2013 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn: Liệu cơ quan soạn thảo có chuẩn bị kịp nghị định kèm theo để trình ra Quốc hội. Đồng thời, trong Dự thảo Luật ở phần điều khoản thi hành có câu "các quy định trái luật này đều bị bãi bỏ". Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần xem xét kỹ vấn đề này, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra cần rà soát, chuẩn bị thật chu đáo Dự thảo Luật trước khi trình ra Quốc hội xem xét.
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ