Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát, sửa đổi giảm tuổi nghỉ hưu cho một số trường hợp

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm cơ sở xét điều kiện về tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Bộ LĐTB&XH nhận được kiến nghị của cử tri các tỉnh kiến nghị xem xét giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 đối với nữ và 60 đối với nam cho các công nhân lao động trực tiếp tại các khu công nghiệp; người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, giáo viên mầm non,… Qua đó nhằm hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần và người lao động có cơ hội nhận lương hưu để trang trải cuộc sống khi về già.

Cử tri các tỉnh kiến nghị xem xét giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 đối với nữ và 60 đối với nam cho một số trường hợp. Ảnh minh họa.

Về những kiến nghị này, Bộ LĐTB&XH đã có trả lời: Chế độ hưu trí hay được gọi là chế độ tuổi già, là một trong các chế độ của chính sách bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng cho người lao động khi về già (đến tuổi nghỉ hưu).

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, người lao động để được hưởng lương hưu hàng tháng phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng và thời gian thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, từ đó đảm bảo cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ bảo hiểm xã hội.

Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó Điều 169 và Điều 219 quy định về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan. Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng với lao động nữ.

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng đã xem xét, tính đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe của người lao động, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu (bị suy giảm khả năng lao động) thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 tuổi hoặc 10 tuổi tùy từng trường hợp).

Trong thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐTB&XH tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

18 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

15 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Những viên gạch, ngày công lao động, diện tích đất đủ để xây nhà… đã trở thành sức mạnh để kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho người nghèo gặp khó khăn về nhà ở tại Ninh Bình.

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

14 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”, đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ, đảng viên đã tạo ra hiệu quả trong thực tiễn.

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

13 Apr, 06:03 AM

Kinhtedothi - Trong khối ngành đào tạo giáo viên hiện nay, cử nhân Sư phạm khoa học tự nhiên là một trong những ngành hot nhất bởi nhiều năm qua, giáo dục cả nước vẫn đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng giáo viên dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên cấp THCS.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ