Bà Nguyễn Thị Thu, ở Kim Liên cho biết, từ khi biết được nhiều mặt hàng rau, củ, quả không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe vì nhiễm chất độc, gia đình bà đã loại hẳn những loại thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Cũng như nhiều NTD, bà Thu đều hỏi kỹ nguồn gốc, xuất xứ của các loại rau củ, trái cây và hỏi qua nhiều sạp, biết chắc nguồn gốc, xuất xứ mới mua.
Thế nhưng, không phải người bán hàng nào cũng biết được nguồn gốc rau, củ, quả. Chị Bình, tiểu thương chợ Đồng Xa khẳng định loại cà rốt, súp lơ đang bán tại cửa hàng mình là "rau quê". Tuy nhiên, một người bán rau khác lại cho biết, mùa này, tại các chợ đầu mối ở Hà Nội hầu như không có cà rốt ta, súp lơ Đà Lạt bây giờ cũng rất hiếm.
Nhiều mặt hàng rau, củ, quả nhiễm độc xen lẫn hàng nội khiến người tiêu dùng lo lắng. Ảnh Đức Giang
Nhiều NTD phản ánh, khó có thể phân biệt được rau, củ TQ hay Đà Lạt, chỉ biết tin vào tư vấn của tiểu thương. Vì thế, khả năng mua phải hàng kém chất lượng vẫn xảy ra khá phổ biến. Không chỉ lập lờ nguồn gốc hàng hóa, một số chủ hàng còn dán các nhãn hiệu hàng Việt
Vẫn nhập ồ ạt
Theo những người bán hàng, nhiều loại rau, củ, quả ngâm thuốc nhập từ TQ có hình thức bắt mắt, to tròn, đều đẹp, tươi lâu và nhất là giá cả lại cạnh tranh hơn rau củ trong nước. Ví dụ, tỏi nội có giá 55.000 đồng/kg, trong khi hàng nhập chỉ khoảng 30.000 đồng/kg; khoai tây có giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng trong khi khoai tây Đà Lạt có giá bán không dưới 40.000 đồng/kg.
Tiểu thương các chợ Hà Nội cho biết: "Giá các loại củ, quả trong nước thường đắt hơn vì không sẵn hàng, nhiều đầu mối cung cấp hay lấy cớ đó để tăng giá. Trong khi ngược lại, hàng TQ rất sẵn có, giá rẻ hơn, hàng lại để được lâu". Phần lớn rau củ TQ được tiêu thụ bởi các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn… vì giá rẻ, sơ chế nhanh, ít hư hao.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu các loại rau quả từ TQ khoảng 8,58 triệu USD. Rõ ràng, dù cam, táo, tỏi, nhánh gừng, cọng rau... nông dân trong nước đều sản xuất được, nhưng các mặt hàng nông sản TQ thiếu an toàn thực phẩm vẫn tràn lan trên thị trường. Nguyên nhân là do mức xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vận chuyển lậu kèm tịch thu, tiêu hủy lô hàng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe vì mức lãi lớn hơn số tiền phạt rất nhiều.