Sử dụng nước muối nhỏ mắt, rửa tai, rửa mũi chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm. Chỉ khi rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi khuẩn trong mũi bé mới bị loại bỏ, nhờ đó bé thông thoáng, dễ thở hơn.
Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu ủ bệnh thường trong, loãng và không nhiều. Càng về sau, dịch chảy nhiều và đặc sệt, đồng thời chuyển màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh nếu bệnh nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng, gây viêm họng hoặc chảy vào tai gây bệnh viêm tai giữa.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước muối sinh lý, nhưng khi mua mọi người cần xem kỹ nhãn mác, đầy đủ ngày sản xuất, hạn dùng, địa chỉ cơ sở sản xuất. Có nhiều loại đựng nước muối để vệ sinh mũi, nhưng hai loại phổ biến nhất là loại nhỏ và loại xịt để mọi người lựa chọn.Khi thực hiện rửa mũi cho trẻ cần theo trình tự sau:- Trước khi rửa mũi, bố mẹ cần vệ sinh tay mình thật sạch sẽ, tránh để các vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mũi hoặc miệng trẻ.- Kiểm tra lại bình xịt, đầu lọ dạng xịt không có gờ để đảm bảo an toàn cho vùng da trong lỗ mũi của trẻ.- Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, kê mông cao hơn đầu. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi của trẻ, xịt và ấn giữ liên tục dung dịch vào một bên mũi, để dịch từ từ chảy qua mũi bên kia.- Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy chảy ra từ mũi trẻ để ngăn ngừa kích ứng da.- Nên rửa mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn, ngày có thể rửa 2-3 lần tùy mức độ- Tuyệt đối không dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ. Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ, đầu ống phải tròn và mềm mại để tránh gây tổn thương cho trẻ.- Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác- Không rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.