Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rực rỡ sắc màu Chợ hoa Xuân "Trên bến, dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024

Kinhtedothi – Hàng vạn người dự lễ khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” tại đường Bến Bình Đông (phường 13, quận 8 – TP Hồ Chí Minh). Lễ khai mạc chợ hoa năm nay có nhiều điểm khác hơn những năm trước, như có bắn pháo hoa trong vài phút.

Tối 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND quận 8, tổ chức khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” tại đường Bến Bình Đông.

Lễ khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  
Dự khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024 có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: Tân Tiến.

Dự khai mạc có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm; Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng; lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và một số TP thuộc tỉnh; Giám đốc Sở VH&TT TP Hồ Chí Minh Trần Thế Thuận cùng lãnh đạo các sở, ngành và quận 8.

Hàng vạn người tham dự Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”Tết Giáp Thìn ở Bến Bình Đông vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Nhiều người phải ngồi bệt dưới lòng đường xem cảnh khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” qua màn hình vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.
Lý do phải ngồi bệt trên lòng đường xem khai mạc qua màn hình vì chỉ có người có thẻ do Ban Tổ chức phát, mới được vào khu vực chính. Ảnh: Tân Tiến.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” là 1 trong 19 sự kiện văn hóa được UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo để các sở, ngành liên quan phối hợp với các quận, huyện, TP Thủ Đức. Năm 2023, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” đạt giải Nhì giải thưởng “Sáng tạo TP Hồ Chí Minh”, năm 2024 là năm thứ tư Chợ hoa Xuân được tổ chức với quy mô cấp TP, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại quận 8.

Chị Dương Hồng Đào, nhà tận xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cùng gia đình tới Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” từ chiều 4/2, để chờ xem khai mạc. Ảnh: Tân Tiến. 
Anh Nguyễn Đức Thắng cho biết, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” ở Bến Bình Đông có điểm riêng biệt là có "Đờn ca tài tử" hát trên thuyền chạy dọc kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  

Ban Tổ chức cho biết, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP nói chung và quận 8 nói riêng. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, trên Bến Bình Đông tấp nập thuyền, ghe chở đầy ắp hoa, cây kiểng, trái cây, giống như khu chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ được thu nhỏ, khắc họa lên một hình ảnh đặc trưng riêng có “Trên bến, dưới thuyền” giữa lòng TP Hồ Chí Minh.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024. Clip: Tân Tiến. 

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” là không gian để người dân du xuân, cảm nhận không khí Tết Nguyên đán gần gũi, trọn vẹn nhất. Là nơi để bà con nông dân, nhà vườn thể hiện sự sáng tạo, nỗ lực, khéo léo và gửi gắm tình cảm yêu thương vào những sản phẩm mà mình gieo trồng; là địa điểm để các bạn trẻ, những nhiếp ảnh gia khoe với bạn bè những khoảnh khắc đẹp của ngày Xuân; là điểm đến đầy ấn tượng của du khách trong và ngoài nước.

Một trong nhiều gia đình đến Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.  
Nhiều người lên cầu bộ hành số 7 để nghe văn nghệ từ xa. Ảnh: Tân Tiến.

Theo Ban Tổ chức, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024 có 659 nhà vườn đến từ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, TP Đà Lạt…, và các quận trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tham gia kinh doanh, trưng bày những sản phẩm với nhiều chủng loại cây, hoa trái phong phú, mới lạ, đầy màu sắc từ các vùng miền, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Thuyền chở nghệ sĩ trình diễn “Đờn ca tài tử” trên kênh Tàu Hủ. Ảnh: Tân Tiến.  
Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” trên Bến Bình Đông rực rỡ vào tối 4/2. Ảnh: Tân Tiến.  

Nhằm tạo sân chơi cho những người yêu thích thư pháp, quảng bá nét chữ Việt, tạo điểm nhấn mới trong hoạt động văn hóa, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, lần đầu tiên Ban Tổ chức tổ chức hội thi viết thư pháp với chủ đề “Nét bút mừng Xuân”.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, không những có nhiều “Ông Đồ” mà còn có nhiều “Bà Đồ” tham gia viết thư pháp. Ảnh: Tân Tiến.
Tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”, 1 phong bao lì xì có vẽ chữ giã 10.000 đồng. Ảnh: Tân Tiến.

Hội thi này thu hút đông đảo người yêu thư pháp từ các tỉnh, thành, với sự hiện diện của 100 nghệ nhân viết thư pháp tham gia, ngoài những "Ông Đồ" còn có "Bà Đồ".

Kiều bào xúc động trước sự phát triển của TP Hồ Chí Minh

Kiều bào xúc động trước sự phát triển của TP Hồ Chí Minh

Kiều hối Việt Nam đạt 16 tỷ USD năm 2023

Kiều hối Việt Nam đạt 16 tỷ USD năm 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

06 Apr, 06:58 AM

Kinhtedothi - Hội trại văn hóa lung linh ánh đèn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, giúp đồng bào và du khách thập phương tìm hiểu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các địa phương vùng Đất Tổ.

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ